Tại sao trẻ lại bị tự kỷ?

Thứ Tư, 11/09/2019 01:32 PM (GMT+7)

Theo nghiên cứu, bà mẹ khi mang thai càng tiếp xúc nhiều với môi trường bụi bẩn thì con càng có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ.

Theo Sức khỏe và đời sống, tự kỷ là nhóm bệnh lý do những bất thường về mặt cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Nguyên nhân chính xác gây ra những bất thường này chưa được biết đến trong hầu hết các trường hợp, được quy cho là đa nguyên nhân, bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

Yếu tố di truyền

200548_tre-tu-ky_480xAuto_3g

Đây là tác nhân quan trọng nhất được thừa nhận một cách rộng rãi, những nghiên cứu gần đây hướng đến việc tìm ra một gen bị đột biến, một gen tổ hợp hoặc một tương tác gen nào đó gây ra bệnh để lý giải cho việc cha mẹ bình thường vẫn có thể sinh con tự kỷ.

Ngoài ra lưu ý tuổi của cha mẹ khi sinh con, đặc biệt nếu cha lớn tuổi thì nguy cơ sinh con tự kỷ cao vì khi này tinh trùng dễ bị đột biến hơn.

Yếu tố môi trường

Các bệnh lý mẹ mắc phải trước và trong thời kỳ mang thai: nhiễm virut, sởi, quai bị, rubella, mẹ bị đái tháo đường, bị bệnh lý tuyến giáp. Mẹ sử dụng các thuốc trong thai kỳ: thuốc an thần, thuốc kháng động kinh, thuốc điều trị dạ dày, thuốc điều trị viêm khớp…

Mẹ tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ với nồng độ cao và liên tục… thì dễ gây ra những bất thường về gen. Những bà mẹ bị sang chấn stress trong lúc mang thai con cũng dễ có nguy cơ hơn.

Ngoài ra cân nặng của trẻ lúc sinh thấp, ngạt sau sinh, sinh non (đặc biệt bị xuất huyết tiểu não), thời gian chuyển dạ kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ con mắc bệnh tự kỷ.

Cũng theo Phụ nữ Online, một nhóm chuyên gia về sức khoẻ công cộng thuộc Đại học Harvard vừa công bố báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ ở trẻ trong giai đoạn mang thai của người mẹ.

Khảo sát và nghiên cứu khoa học trên được thực hiện với 1.767 trẻ. Trong đó, số trẻ mắc chứng tự kỷ là 245 em, số trẻ bình thường là 1.522 em. Khảo sát này cho kết luận rằng bà mẹ khi mang thai càng tiếp xúc nhiều với môi trường bụi bẩn thì con càng có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ.

Các nhà khoa học cho rằng, các phân tử bụi dù rất nhỏ cũng có thể xâm nhập vào phổi các bà mẹ và truyền qua các mạch máu.

Dù nghiên cứu này cần nhiều thời gian để chứng minh nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo các phụ nữ mang thai cần hạn chế tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm để giảm thiểu nguy cơ có thể vô tình làm cho con mắc chứng tự kỷ. Giáo sư Marc Weisskopf, trưởng nhóm nghiên cứu nói rằng: “Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy rằng ô nhiễm môi trường đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ gây tự kỷ bẩm sinh ở trẻ”.

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....