Tầm quan trọng của việc sàng lọc ung thư cổ tử cung

Thứ Ba, 18/08/2020 08:52 AM (GMT+7)

Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Hầu hết nữ giới đều bị nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, có 90 - 95% nữ giới nhiễm HPV có khả năng tự đào thải hoặc tiêu diệt hoàn toàn virus HPV nhờ sự thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo.

sang-loc-ung-thu

Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?

Dù là căn bệnh phổ biến nhưng rất nhiều phụ nữ lại không hiểu rõ ung thư cổ tử cung là gì? Bệnh gây ra bởi những tế bào ở cổ tử cung phát triển quá mức và vượt quá mức cho phép của cơ thể. Khi các tế bào này phát triển quá nhanh sẽ tạo ra khối u trong tử cung nữ giới.

Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là khả năng sinh sản ở nữ giới. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Để phòng tránh và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả, nữ giới nên tiến hành xét nghiệm Pap định kỳ mỗi năm.

Những triệu chứng thường gặp khi bị ung thư cổ tử cung

Ở những giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, đây chính là giai đoạn tuyệt vời nhất để điều trị ung thư cổ tử cung. Vậy ung thư cổ tử cung có dấu hiệu gì?

Xuất huyết âm đạo bất thường

Đây là triệu chứng nhận biết rõ ràng nhất khi bị ung thư cổ tử cung. Nếu thấy bị xuất huyết âm đạo bất thường, lượng máu ít nhưng không bị đau bụng, đau lưng nữ giới cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.

Ở những giai đoạn cuối của ung thư cổ tử cung, xuất huyết âm đạo sẽ xảy ra liên tục, bị biến đổi về màu sắc, vùng kín có mùi bất thường.

Đau vùng chậu

Khi bị ung thư cổ tử cung, nữ giới có thể xuất hiện những cơn đau bất thường ở vùng chậu. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội và lan rộng ra toàn vùng chậu. Nếu bị đau vùng chậu bất thường, đau khi quan hệ mà không phải liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt bạn hãy thông báo với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Dịch tiết âm đạo bất thường

Ung thư cổ tử cung có thể khiến dịch tiết âm đạo bị biến đổi về số lượng, màu sắc và về mùi. Cụ thể, khi bị ung thư cổ tử cung, dịch tiết âm đạo thường có màu xanh, vàng như mủ, khí hư lẫn máu và có mùi hôi tanh khó chịu.

Cơ thể mệt mỏi, uể oải

Rất nhiều nữ giới vì không hiểu rõ ung thư cổ tử là gì cũng như ung thư cổ tử cung có dấu hiệu gì dẫn đến việc bỏ qua những triệu chứng thông thường. Trong đó, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, khó chịu chính là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua.

Tiểu tiện bất thường

Ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến những biến đổi thất thường trong việc tiểu tiện. Cụ thể, người bệnh có thể bị tiểu són mỗi khi hắt hơi, vận động mạnh, nước tiểu lẫn máu, tiểu đau, tiểu buốt...

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, máu kinh có màu đen, chậm kinh...cũng là dấu hiệu thường gặp khi bị ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung phát triển trong bao lâu?

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ở bất kỳ đối tượng nào trong đó phổ biến nhất là nữ giới độ tuổi từ 35 - 40. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở nữ giới độ tuổi từ 15 - 44. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản ở nữ giới.

Đặc biệt, ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài nên chị em thường chủ quan trong việc điều trị bệnh. Trung bình, quá trình từ khi bị nhiễm virus HPV đến khi phát triển thành ung thư cổ tử cung sẽ kéo dài từ 10 - 15 năm.

Chính vì vậy, tìm hiểu rõ ung thư cổ tử cung là gì, ung thư cổ tử cung có dấu hiệu gì chính là cách để nữ giới phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Tầm quan trọng của việc sàng lọc ung thư cổ tử cung

Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Hầu hết nữ giới đều bị nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, có 90 - 95% nữ giới nhiễm HPV có khả năng tự đào thải hoặc tiêu diệt hoàn toàn virus HPV nhờ sự thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo.

Mặc dù vậy, không có đảm bảo rằng cơ thể bạn có khả năng tự đào thải loại virus này. Ngoài virus HPV còn có một số tác nhân khác có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung như: Nấm Trichomonas, khuẩn Chlamydia...Chính vì vậy, sàng lọc ung thư cổ tử cung chính là cách để phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn và điều trị bệnh kịp thời.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....