Thắng đường khi nấu ăn là thói quen xấu cần tránh xa

Thứ Bảy, 25/01/2020 08:44 AM (GMT+7)

Cho rằng đường là một loại gia vị lành tính nên chúng ta thường sử dụng thoải mái để tạo vị ngọt cho các món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng đường bừa bãi, thắng đường tạo màu... là những thói quen xấu nên tránh.

Việc lạm dụng đường trong nấu ăn về lâu dài sẽ dễ sinh ra các bệnh lý. Do đường sẽ làm tăng năng lượng có thể dễ gây ra tình trạng cơ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư.

Ăn nhiều đường sẽ khiến tạo ra gánh nặng đối với gan do quá trình chuyển hóa đường thành lipid, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ do ăn quá nhiều đường. Ăn thừa đường còn có liên quan tới chức năng của tuyến tụy làm lượng insulin trong máu tăng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.

Sử dụng đường hay bất kể loại gia vị nào khác trong món ăn, ngoài vấn đề để món ăn ngon miệng thì luôn phải chú ý đến vấn đề sức khỏe. Vì thế, nên hạn chế hoặc sử dụng đường khi nấu ăn một cách vừa đủ, chứ không nên lạm dụng.

thangduong

Chỉ sử dụng trong một số món ăn thực sự cần thiết, bởi trong thực phẩm vốn cũng đã có hàm lượng đường nhất định. Nếu nêm thêm đường vào các món ăn sẽ gây ra tình trạng thừa đường.

Thêm nữa, thói quen dùng đường để chưng nước hàng (thắng đường) cho các món ăn để tạo màu ví dụ kho thịt, kho cá là không nên. Bởi đường khi chưng ở nhiệt độ cao sẽ bị bẻ gẫy các phân tử có lợi, tạo ra chất ô xy hóa gây hại cho cơ thể. Lâu dần sẽ mắc bệnh.

Với các món thịt, cá kho nên dùng các gói nước hàng đảm bảo chất lượng, nguồn gốc để sử dụng. Các sản phẩm này thường được nhà sản xuất tính toán để sử dụng với số lượng thực phẩm nhất định, nên hạn chế được việc dư thừa đường.

Những đối tượng cần hạn chế ăn đường

- Đối với các bệnh nhân đái tháo đường thì việc hạn chế đường hấp thu nhanh là tiêu chí số một trong ăn uống.

- Một số bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính khác như: suy thận, suy tim… cũng cần phải cân nhắc dùng đường và các gia vị khác khi nấu ăn.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....