Thấy con mọc mụn, đừng dại nặn kẻo khiến con mất mạng 

Thứ Năm, 18/07/2019 10:11 PM (GMT+7)

Việc nặn mụn, nhọt cho con tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể đe dọa đến tính mạng của con trẻ. Lý do bởi...

Câu chuyện của một người mẹ trẻ A.Q.N về sự nguy hiểm khi tự ý nặn nhọt cho con đã gây xôn xao mạng xã hội. Theo lời chị này, thấy ở đùi của con mọc nhọt đã nặn cho con và thấy có mủ xanh. Sau khi nặn, nhọt tiếp tục sưng to, con lên cơn sốt đến 39-40 độ, uống hạ sốt không hạ, phát ban toàn thân.

Bế con vào viện thì con đã bị bội nhiễm, máu gây ban toàn thân, phải truyền kháng sinh, nếu không đáp ứng thì phải cấy máu. May mắn, bé đáp ứng thuốc tốt nên đã hết sốt và ban độc, không phải cấy máu. Thế nhưng, đây không phải là ca duy nhất phải vào viện cấp cứu vì nặn mụn, nhọt.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thường – BV Da liễu Trung ương, nhọt có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là trẻ em. Đó là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có mủ với kích thước thường gặp bằng hạt ngô, hạt đỗ… trong có nhiều mủ. Nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc người khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào chỗ bị nhiễm trùng…

Các bậc cha mẹ khi thấy con có nhọt, mụn mà kích thước lớn thì không nên tự ý làm gì, phải giữ nguyên, vệ sinh sạch sẽ và đưa con đi khám để bác sĩ xem mức độ viêm đã đủ chưa và tiến hành trích bỏ. Việc tự ý nặn khi đang viêm tấy sẽ gây vỡ, lan tỏa sang xung quanh, vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn tới nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe. Các biểu hiện thường thấy như sốt cao, hôn mê, mất ý thức…

nanmun

Một số việc phụ huynh cần tránh khi con mọc mụn nhọt.

- Chà xát, nặn, dùng kim chích khiến mụn nhọt vỡ, sưng tấy, lở loét, viêm nhiễm.

- Đắp cao khiến da trẻ kích ứng, mụn sưng to hơn.

- Tắm cho trẻ sản phẩm chứa chất tẩy rửa, chất tạo mùi làm tình trạng mụn nhọt nặng hơn.

 - Sử dụng các loại lá truyền miệng để tắm cho trẻ mỗi khi thấy trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt. Da trẻ đang trầy xước làm điều này càng làm cho ngứa, mẩn đỏ tăng lên. Nhiều loại lá cây lại mọc ở bờ bụi nếu không rửa kỹ, vi khuẩn gây bệnh vẫn còn nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn da rất cao. Một số loại lá, quả có thể tắm cho trẻ như chè xanh, mướp đắng… nhưng không phải trẻ nào cũng dùng được, tùy vào cơ địa từng trẻ.

Khi trẻ bị nhọt hạn chế sờ vào, nhất là tự ý chích. Cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng da có mụn nhọt bằng các chất có khả năng sát trùng nhẹ, bôi thuốc sát trùng như betadine, cồn iod 3% hoặc nước muối đặc.

Khi nhọt có mủ và chuẩn bị vỡ, tốt nhất tới cơ sở y tế để được sát trùng các dụng cụ chích nhọt, sau đó điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Tránh những mụn nhọt mọc ở vùng tam giác: sống, chóp mũi, hai bên mép và vị trí quanh mắt bởi đây được coi là vùng mụn "tử thần". Nếu tự ý nặn, mụn có thể gây biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....