Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Thứ Năm, 07/11/2019 03:35 PM (GMT+7)

Bước qua tam cá nguyệt thứ 2, đồng nghĩa với việc triệu chứng ốm nghén đã giảm dần và cải thiện phần nào. Mẹ bầu vì thế sẽ ăn uống ngon miệng hơn, lấy đà để tăng cân chuẩn theo thai kỳ.

thuc-don-cho-ba-bau-3-thang-giua

 

Vì thế, đừng lơ là vấn đề dinh dưỡng trong thời gian này. Lượng dưỡng chất thiếu hụt trong 3 tháng đầu mang bầu sẽ được bổ sung thêm từ đây.

 Hơn nữa, đây là thời gian thai nhi đang cần một lượng dinh dưỡng lớn, nhất là canxi để phát triển hệ xương khỏe mạnh, hình thành nên khuôn mặt, chân tay.

Não bé cũng đang trong thời kỳ cao điểm. Vì vậy, những lưu ý về thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa sau mẹ nhất định nên để ý thật kỹ!

Vai trò của dinh dưỡng trong thai kỳ

Trong suốt thời gian mang thai mẹ bầu cần phải gia tăng khẩu phần ăn chứa các thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic, vitamin và khoáng chất cần thiết khác, bởi các chất này đóng vai trò quan trọng trong. Mẹ bầu kém dưỡng chất trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con. Ăn ít năng lượng hoặc kém dinh dưỡng làm cho sự phát triển của các tế bào có thể không đạt được sự tối ưu, điều này khiến cho thai nhi bị nhẹ cân lúc sinh, không những làm tăng các nguy cơ sức khỏe cho trẻ ngay lúc sinh mà còn về lâu dài.

Một chế độ ăn uống đúng không có nghĩa là thai phụ phải tuân thủ theo một chế độ ăn cứng nhắc để đạt được dinh dưỡng và tăng cân phù hợp trong thai kỳ, để có chế độ ăn uống khỏe mạnh trong thai kỳ thai phụ cần ăn nhiều loại thức ăn, chú ý trong lựa chọn và chế biến thực phẩm và tạo được cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn.

Mẹ bầu cần bổ sung gì cho 3 tháng giữa thai kỳ?

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển nhanh của thai nhi vì vậy mẹ bầu cần được đáp ứng năng lượng cho mẹ bầu khi có thai. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên tăng 250kcal/ ngày, đồng thời chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kẽm...

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4

Thời điểm này, tình trạng ốm nghén hầu như chấm dứt ở các mẹ bầu, đây là lúc mẹ bầu cần ăn uống nhiều hơn để thai nhi phát triển khỏe mạnh, hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của cơ thể một cách tốt nhất. Mẹ bầu cần bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt từ thịt gà, các loại đậu, rau màu xanh đậm...Đồng thời tăng cường hấp thụ chất sắt, vitamin C từ các loại hoa quả như chanh, cam, dưa hấu hay các loại rau như bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hàng ngày. Mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ bữa hay nhịn ăn.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5

Tháng thứ 5 thai nhi phát triển mạnh về não bộ, bởi vậy chế độ dinh dưỡng cần bổ sung để kích thích cho não bộ của thai nhi phát triển trọn vẹn nhất. Mẹ bầu 3 tháng giữa cần hạn chế ăn quá nhiều thịt, thực phẩm chứa đường trắng vì thực phẩm này khiến não bộ thai nhi không linh hoạt, phát triển chậm hơn. Thay vì đó mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, cá, các loại đậu... Ngoài ra mẹ bầu cần hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong thực đơn hàng ngày, đặc biệt hạn chế tối đa các loại đồ ăn chế biến sẵn.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6

Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh chế độ ăn uống cho mẹ bầu ở tháng này cần:

Bổ sung các thực phẩm như khoai tây, rau cải trắng, các loại đậu, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, trứng, hoa quả để bổ sung sắt đầy đủ cho thai nhi.

Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như lòng trắng trứng, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi để thai nhi không bị còi xương, yếu răng lợi hay mắc các tật gù bẩm sinh...

Hạn chế các thực phẩm chứa dầu mỡ, muối để hạn chế phù chân ở mẹ bầu, các huyết áp hoặc các bệnh về tim mạch về sau.

Uống thêm viên vitamin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa theo dõi thai kỳ.

Một số lưu ý trong dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ đối với mẹ bầu

3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai phụ dễ thiếu máu thiếu sắt, mẹ bầu ngoài bổ sung qua thực phẩm thì cần đảm bảo đủ chất bằng cách uống viên sắt bổ sung với hàm lượng Sắt nguyên tố 60mg và 400 μg acid folic. Tùy theo sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ kê viên uống cho phù hợp. bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để hấp thụ tối đa dinh dưỡng đưa vào cơ thể nuôi dưỡng thai nhi. Vì chất dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể nhiều, nên mẹ bầu cũng nên tăng cường uống nước để tránh tình trạng táo bón .

Với thực đơn dành cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ được đề cập ở trên, hy vong mẹ bầu sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Gợi ý bữa sáng cho mẹ bầu

Về cơ bản, một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý suốt thời gian mang thai vẫn là dung nạp một lượng cân bằng các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc, các sản phẩm sữa ít chất béo, thịt nạc cùng chất béo lành mạnh. 

Vào mỗi bữa sáng, mẹ hãy dùng một khẩu phần nhỏ có sự kết hợp của ít nhất ba nhóm thực phẩm. Ví dụ, bánh mì nguyên cám, trứng, salad trái cây và một ly sữa.

Một lựa chọn khác là trộn các loại rau cắt nhỏ với trứng ốp la, bên trên thêm pho mát ít béo, dùng kèm với một bát nhỏ hỗn hợp yến mạch và sữa tách béo.

Ý tưởng cho bữa trưa ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Salad trộn với trứng cắt khoanh, vài lát thịt gà nướng, đậu gà (chickpeas) hoặc đậu tây, dầu và giấm trộn. Sandwich cũng là một lựa chọn tiện lợi, nhanh chóng dành cho bữa trưa.

Và thay vì dùng thịt nguội và phô mai – thực phẩm dễ lây nhiễm vi khuẩn listeria, mẹ có thể dùng bánh mình nguyên cám với bơ đậu phộng và mứt. Nếu vẫn còn thấy đói, mẹ bầu có thể ăn thêm sữa chua hoặc một vài miếng trái cây.

Bữa tối hoàn hảo cho mẹ mang thai trong tam cá nguyệt 2

Hãy làm một bữa tối đơn giản với mì ống, sốt mariana và salad trộn để giữ sức cho mẹ. Có một cách khác là mẹ mang thai hãy nấu các nguyên liệu cho bữa tối bằng nồi slow-cooker ngay từ lúc sớm để bữa tối diễn ra thật dễ dàng và nhanh chóng.

Bà bầu không nên ăn gì 3 tháng giữa thai kỳ?

Mặc dù ăn uống thoải mái hơn 3 tháng đầu, nhưng không vì vậy mà mẹ bầu lơ là những món không ăn.

Đồ ăn nóng và cay: Không chỉ dễ làm mất nước, thực phẩm dạng này còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bài tiết của mẹ bầu, dẫn đến bệnh đau dạ dày, trĩ và táo bón. Tình trạnh táo bón nặng có thể khiến bụng bị nén xuống khi phải rặn nhiều, tử cung theo đó cũng bị ép, gây động thai hoặc sinh non.

Nói không với thức uống có chất kích thích: như caffeine hay cocain, bởi nó sẽ gây hệ quả tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Đồ ngọt: Lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, hơn nữa, lại rất dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.

Hạn chế nêm nếm bột ngọt: Sodium glutamate, thành phần chính trong bột ngọt sẽ làm tiêu hao lượng kẽm cần thiết cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...