Thực đơn theo từng giai đoạn mọc răng cho trẻ mà bố mẹ cần biết

Thứ Tư, 11/09/2019 10:00 AM (GMT+7)

Mọc răng là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Khi trẻ bắt đầu mọc răng là lúc bố mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng bằng thức ăn ngoài cho bé. Dưới đây là thực đơn phù hợp với từng giai đoạn mọc răng của trẻ mà bố mẹ cần biết.

1. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 4 - 8 tháng

Bạn hãy để ý từ tháng thứ 4 sau sinh bé thường xuất hiện hiện tượng “chảy dãi”. Điều đó báo hiệu chiếc răng sữa đầu tiên chuẩn bị nhú lên trong tương lai gần. Vị trí chiếc răng này thường nằm ở hàm dưới.

Trong thời gian này bạn nên thay đổi thực đơn cho bé từ thức ăn dạng lỏng dần dần sang dạng sền sệt hoặc đặc hơn với các món như: khoai tây nghiền, cháo… để bé trải nghiệm cảm giác thức ăn hơi đặc một chút sẽ như thế nào (chú ý nên bắt đầu từ một lượng ít sau đó nhiều dần đều).

Ngoài ra, bạn có thể hầm nhừ rau củ, bỏ hạt và cắt nhỏ một số loại hoa quả mềm để cho bé ăn. Điều này sẽ giúp răng sữa của bé mọc thuận lợi hơn, đồng thời luyện tập cơ nhai, thúc đẩy nướu và răng sữa của bé khoẻ mạnh.

2. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 8 - 12 tháng

thucdondinhduongphuhopchotremocrang_1

Trong khoảng thời gian này, bé sẽ dần dần mọc 2 hoặc nhiều răng hơn, nhưng chắc chắn là từ răng cửa hàm trên rồi sang hai bên. Mẹ cần cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé với những món ăn bổ dưỡng chế biến từ nhiều loại thịt được băm nhỏ.

Thức ăn cũng cần có độ cứng thích hợp, không nên lỏng và mềm quá. Thịt lợn băm, cà rốt ninh nhừ và đậu phụ là những gợi ý mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chú ý sử dụng trong thực đơn của con giai đoạn này.

3. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 9 - 13 tháng

Các răng bên cạnh răng cửa hàm trên về cơ bản đã “có mặt” đầy đủ (đến 13 – 16 tháng, các răng mọc xung quanh răng cửa hàm dưới cũng xuất hiện). Đây cũng là giai đoạn chức năng tiêu hóa của bé đã gần hoàn thiện, vì vậy bé có thể ăn thức ăn đặc hơn, rau nấu chín kỹ.

4. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 13 - 18 tháng

tre-moc-rang-nen-cho-an-gi-de-giup-con-khong-bi-thieu-chat-rang-moc-deu-deu-1

Lúc này bé đã có khoảng 8 – 12 chiếc răng và hàm răng cũng trở nên “mạnh” hơn. Bạn có thể giảm lượng thức ăn lỏng, tăng thức ăn đặc vì bé đã có thể ăn được cháo đặc, cơm nấu nát, bánh mì và các loại rau nấu chín tới.

5. Trẻ mọc răng: Giai đoạn 16 - 20 tháng

Khoảng 20 chiếc răng sữa xinh xắn của bé về cơ bản đã hình thành và đây là giai đoạn bé bắt đầu chuyển sang ăn cơm, mì, bánh mỳ và một số thức ăn của người lớn.

Vậy là, mẹ đã đồng hành với trẻ trong những ngày mọc chiếc răng đầu tiên cho đến lúc bé nở nụ cười rạng rỡ với trọn vẹn hàm răng đáng yêu. Tuy nhiên, mỗi trẻ có sự phát triển khác biệt, vì vậy các loại thức ăn ứng với từng giai đoạn trên chỉ mang tính gợi ý. Các mẹ nên theo sát quá trình mọc răng và ăn dặm của con để điều chỉnh sao cho phù hợp nhé!

Theo GĐVN

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...