Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai vẫn là nhiệm vụ của công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Thứ Tư, 15/11/2023 11:34 AM (GMT+7)

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trong thời gian qua là đẩy mạnh tiếp thị xã hội (TTXH) các phương tiện tránh thai (PTTT) nhằm đảm bảo tính bền vững của các chương trình DS-KHHGĐ.

Gần 60 năm qua, nhờ kiên trì đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) mức sinh của Việt Nam đã giảm rất nhiều. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, trung bình mỗi bà mẹ sinh khoảng 7 con, nay chỉ có 2 con, người ta gọi là đạt “mức sinh thay thế”. Sinh đẻ từ hành vi mang tính tự nhiên, bản năng đã chuyển sang hành vi có kế hoạch, văn minh; từ bị động sang chủ động; từ số lượng nhiều, chất lượng thấp sang số lượng ít, chất lượng cao; từ sinh đẻ ít trách nhiệm sang sinh đẻ có trách nhiệm đầy đủ hơn. Đây thực sự là một trong những biến đổi xã hội sâu sắc nhất ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Kết quả này đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu rộng theo hướng tích cực đến sự phát triển bền vững của nước ta. Ghi nhận thành tựu này, ngay từ năm 1999, Liên hợp quốc đã trao Giải thưởng Dân số cho Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu tiếp tục đẩy mạnh KHHGĐ, mức sinh sẽ giảm sâu hơn, dưới ngưỡng “thay thế”. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, sau khi đạt được mức “mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con”, nếu vẫn tiếp tục duy trì chính sách giảm sinh sẽ phải đối mặt với tình trạng dân số giảm, già hóa trầm trọng, thiếu lao động… từ đó, tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy, Nghị quyết số 21 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, đã nhấn mạnh chủ trương “chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển” và xác định mục tiêu không phải “giảm nhanh mức sinh” như trước đây mà là “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người” vào năm 2030.

tải xuống (1)

Night Happy - sản phẩm Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai

Để đạt mục tiêu này, theo tính toán của các nhà khoa học, luôn luôn phải có từ 13 triệu đến 14 triệu cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai (năm 2016 con số này là 12,7 triệu). Không đáp ứng được nhu cầu này, hoặc mức sinh bùng nổ, hoặc nạn phá thai sẽ tăng lên. Theo chủ trương mới, KHHGĐ chỉ không còn là “trọng tâm” của chính sách dân số chứ không phải là “từ bỏ KHHGĐ”, nhất là khi 2/3 dân số nước ta sống ở nông thôn, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao, nghĩa là vẫn còn cơ sở kinh tế - xã hội để mức sinh có thể tăng lên. Mặt khác, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ vẫn tăng dần nên nhu cầu KHHGĐ sẽ ngày càng lớn. Vấn đề là cần tổ chức KHHGĐ theo phương thức mới.

Tính chung trên phạm vi cả nước, Việt Nam đã đạt mục tiêu “mức sinh thay thế” một cách vững chắc, nhưng do trình độ phát triển không đều nên giữa các tỉnh, mức sinh chênh lệch khá lớn. Hàng chục năm nay vẫn tồn tại 3 nhóm tỉnh: Nhóm có mức sinh cao, thường là các tỉnh thuộc miền núi, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. Nhiều tỉnh mức sinh giảm rất sâu, như các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Nhóm còn lại, gồm các tỉnh đang duy trì được mức sinh thay thế. Vì vậy, Nghị quyết 21-NQ/TW chỉ rõ phương hướng sẽ thực hiện: “giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh còn cao; duy trì kết quả đã đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp”. Điều này có nghĩa là, chương trình KHHGĐ ở nước ta phải làm sao cho mức sinh giữa các tỉnh, thành phố nhích lại gần nhau, gần mức sinh thay thế. Theo đó, công tác KHHGĐ phải được cụ thể hóa theo từng nhóm tỉnh, thành phố; phải có sự phân biệt về mục tiêu, nội dung truyền thông, phương thức cung cấp phương tiện, dịch vụ tránh thai cho phù hợp với kết quả về mức sinh mà mỗi tỉnh đã đạt được, chứ không đồng nhất như trước đây.

Đối với các tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế, mục tiêu của KHHGĐ vẫn phải hướng đến giảm sinh. Đặc biệt, các tỉnh có mức sinh cao thì giảm sinh nên là một mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương. Công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn về KHHGĐ phải được đẩy mạnh. Việc cung cấp phương tiện, dịch vụ tránh thai cần đa dạng hóa, trong đó có thể cấp phát miễn phí hoặc bán rẻ những đối tượng thuộc diện nghèo để đảm bảo “mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại”. Đối với nhóm tỉnh này, vẫn cần có chính sách khuyến khích cả vật chất và tinh thần cho những người thực hiện tốt công tác KHHG

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...