Tiếp tục phân phối sản phẩm của Đề án 818, chuyển đổi nhận thức từ miễn phí sang tự chi trả

Thứ Sáu, 08/11/2019 10:39 AM (GMT+7)

Tiếp tục phân phối sản phẩm của Đề án 818, chuyển đổi nhận thức từ miễn phí sang tự chi trả

sinh-san

Tư vấn truyền thông về công tác DS - KHHGĐ được đẩy mạnh ở cơ sở. Ảnh BBK

Sau 3 năm triển thai thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ các hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là tiếp nhận và phân phối sản phẩm phương tiện tránh thai, hành hóa sức khỏe sinh sản cho các đơn vị tuyến dưới và hệ thống bán lẻ.Ngay từ cuối năm 2016 dưới chỉ đạo của Ban quản lý Đề án 818 Tổng Cục DS – KHHGĐ, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn đã tham gia phân phối các sản phẩm của Đề án và có hướng dẫn triển khai đến Trung tâm Dân số các huyện, thành phố (nay là Trung tâm y tế), đồng thời tiếp nhận phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản để phân phối cho các đơn vị. Chỉ sau quý đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã bán được 9000 chiếc bao cao su Hello, 500 chiếc bao cao su Hello Plus, nhiều lọ dung dịch vệ sinh và viên uống bổ sung Prental.

Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia phối hợp thực hiện của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn. Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ các cấp đã chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số - KHHGĐ; giao chỉ tiêu thực hiện công tác dân số - KHHGĐ cụ thể cho từng địa phương… Những năm tiếp theo số lượng phân phối sản phẩm trong đề án ngày càng tăng với sự nỗ lực tuyên truyền quảng bá sản phẩm của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ cấp huyện, thành phố đến các xã phường, thị trấn. Bao cao su Hello 2.520 chiếc, bao cao su Helo Plus 2380 chiếc, viên uống bổ sung prenatal 60 hộp, hàng trăm lọ dung dịch vệ sinh Vagis…

Sau 3 năm triển thai thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ các hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu là tiếp nhận và phân phối sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS cho các đơn vị tuyến dưới và hệ thống bán lẻ. Ngoài ra còn phối hợp với các chương trình Dự án, Đề án khác để tuyên truyền và giới thiệu quảng bá các sản phẩm với nhiều nội dung, hình thức như vận động, tư vấn lồng ghép trong các đợt tổ chức chiến dịch, các hoạt động của Dân số - KHHGĐ làm thay đổi hành vi chuyển từ bao cấp sang thị trường tự do để các sản phẩm của Đề án 818 đến với người dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân số - KHHGĐ của tỉnh đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Do là địa phương miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận nhỏ người dân vẫn chưa ý thức được trách nhiệm của mình. Hơn nữa, do địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, đường giao thông đi lại khó khăn nhất là ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vào mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền nâng cao kiến thức về dân số cho người dân. Đây cũng là một trong những lí do khiến người dân ngại ra trạm y tế xã để được tư vấn, cấp phát, hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai.

Cùng với đó nhận thức, tín ngưỡng, tôn giáo nên một bộ phận người dân tộc thiểu số ngại tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, không sử dụng biện pháp tránh thai…

Để thực hiện tốt việc thực hiện Đề án 818, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản…, trong thời gian tới chi Cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chính sách về dân số; tổ chức tập huấn chuyên ngành cho cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên dân số nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác dân số KHHGĐ tại địa bàn cơ sở; thực hiện phương châm xã hội hóa công tác dân số-KHHGĐ, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành trong phối hợp thực hiện công tác dân số, người dân cùng thực hiện chi trả một phần cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và KHHGĐ.

Chi cục tiếp tục tham mưu cho Sở Y tế ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 818 đến năm 2030. Việc tiếp tục triển khai phân phối sản phẩm của Đề án 818 về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS tạo thêm cơ hội để khách hàng lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp, thay đổi nhận thức chuyển đổi hành vi từ cấp miễn phí sang tự chi trả.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...