Tỉm hiểu về bệnh thoát vị thành bụng bẩm sinh

Thứ Bảy, 01/10/2022 09:00 AM (GMT+7)

Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ khi còn đang trong bụng mẹ. Một phần bụng của đứa trẻ phát triển ra bên ngoài cơ thể do sự hình thành chưa hoàn thiện của thành bụng. Phần lớn trẻ bị thoát vị thành bụng thường là trẻ sinh non.

Nguyên nhân gây thoát vị thành bụng bẩm sinh là gì?

Thoát vị thành bụng ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tình trạng này có thể do sự thay đổi hormone hoặc gen của thai nhi. Thoát vị thành bụng bẩm sinh cũng có thể xảy ra do người mẹ tiếp xúc với các tác nhân môi trường khác, ví dụ thức ăn, đồ uống, những loại thuốc mà người mẹ sử dụng trong thời gian mang thai... Vì thế phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý tới việc thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong thời gian mang thai.

che-do-dinh-duong-cho-ba-bau

Triệu chứng thường gặp

Thoát vị thành bụng bẩm sinh có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường khi thấy một khối lồi ra tại một phần của thành bụng. Khi nhìn kỹ có thể thấy rõ ruột chứa trong túi lồi đó. Một số phần có màu tối do tiếp xúc với dịch ối trong quá trình mang thai.

Trẻ sơ sinh mắc dị tật này thường có lỗ thoát vị (hay còn gọi là lỗ mở) rộng khoảng 2 - 5 cm, phần bụng hơi nhỏ hơn so với trẻ sơ sinh bình thường. Lỗ mở này thường nằm ở bên trái. Nhiều trường hợp bên trong túi thoát vị có thể có cả dạ dày. 

Tại túi thoát vị, ruột có thể hơi sưng, viêm, dày lên và mặt ngoài có bị xơ do tiếp xúc trực tiếp với nước ối. Ruột có hiện tượng bị quay, không sắp xếp như bình thường và có xu hướng dễ bị xoắn lại với nhau, điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn, hẹp lòng và hoại tử ruột. Nếu ruột bị tổn thương như viêm, hoại tử nặng thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu hóa thức ăn của trẻ sau này.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh?

Một số yếu tố gây nguy cơ thoát vị thành bụng bẩm sinh bao gồm:

- Người mẹ còn trẻ tuổi. Mang thai ở độ tuổi vị thành niên sẽ khiến bạn có nguy cơ cao sinh con mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh hơn những người lớn tuổi;

- Sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá tăng nguy cơ thai nhi bị mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh.

uong-ruou-khi-mang-thai-2

Điều trị bệnh thoát vị thành bụng bẩm sinh như thế nào?

Trong thời kì mang thai, bác sĩ sẽ siêu âm thai để kiểm tra thoát vị thành bụng bẩm sinh. Nếu được xác định là mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh trước khi sinh, các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện của thai nhi.

kham_thai

Một khi đứa trẻ đã ra đời, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh. Nếu chỗ hở nhỏ, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật một lần để đưa ruột lại vào trong ổ bụng và đóng chỗ hở đó lại. Tuy nhiên, nếu chỗ hở bụng quá lớn, quá trình điều trị sẽ kéo dài theo từng bước một.

Sau khi đã đưa ruột vào lại ổ bụng và lấp chỗ hở, trẻ được tiêm kháng sinh toàn thân vào tĩnh mạch để tránh bị nhiễm trùng, cũng như cung cấp một số dưỡng chất thiết yếu để duy trì tình trạng sức khỏe.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....