Tìm hiểu về cắt đốt polyp cổ tử cung

Thứ Hai, 08/08/2022 10:30 PM (GMT+7)

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ thuật cắt đốt polyp cổ tử cung, chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp về vấn đề này.

1. Trong trường hợp nào thì bệnh nhân được chỉ định cắt đốt polyp cổ tử cung?

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, polyp cổ tử cung đa phần là dạng lành tính. Tuy nhiên cũng có tỷ lệ các ca bệnh này có xu hướng chuyển sang ác tính.

Empty

Hình ảnh minh họa polyp cổ tử cung.

Có thể nói, tình trạng xuất hiện polyp tại cổ tử cung làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng gồm:

- Rong kinh.

- Khí hư ra nhiều bất thường, có màu sậm hoặc mùi khó ngửi.

- Thường xuyên ra máu sau khi quan hệ tình dục.

- Đa polyp hoặc polyp có kích thước to, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc khi chuyển dạ.

- Bác sĩ chỉ định đốt trong trường hợp polyp phát triển quá to

- Bác sĩ chỉ định đốt trong trường hợp polyp phát triển quá to 

2. Có phải cắt đốt polyp cổ tử cung là phương pháp duy nhất có thể điều trị polyp tử cung không?

Phương án cắt đốt polyp cổ tử cung chỉ là một trong những biện pháp bác sĩ cân nhắc lựa chọn để giải quyết tận gốc tình trạng polyp tại cổ tử cung cho bệnh nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều phương pháp khác có thể hỗ trợ điều trị tình trạng nêu trên bao gồm:

- Xoắn polyp ở cuống.

- Cắt polyp bằng dây vòng.

- Đốt polyp bằng nitơ lỏng.

- Đốt điện hoặc đốt nhiệt để phá hủy polyp.

- Phẫu thuật laser.

Tùy vào tình trạng, thể trạng cũng như các bệnh lý nền của bệnh nhân mà bác sĩ lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất, không nhất thiết phải là phương pháp đốt.

3. Quy trình cắt đốt polyp cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Hiện nay các cơ sở khám chữa bệnh cũng như các phòng khám chuyên khoa đang thực hiện cắt đốt polyp cổ tử cung cho người bệnh bằng quy trình sau:

- Bước 1: Thực hiện sát khuẩn toàn bộ phạm vi thực hiện tiểu phẫu, gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.

- Bước 2: Bộc lộ rõ cổ tử cung, khám trong để xác định chân polyp.

- Bước 3: Thực hiện cắt các khối polyp, bệnh phẩm lấy ra được gửi giải phẫu bệnh.

- Bước 4: Bác sĩ sẽ đốt các điểm chảy máu khi cắt polyp để cầm máu. Đôi khi các khu vực chảy máu nhiều cần xử lý bằng phương pháp đặc biệt, có thể sử dụng cả gạc âm đạo để hỗ trợ cầm máu nhanh.

- Bước 5: Rút các dụng cụ thực hiện tiểu phẫu ra khỏi tử cung, sát khuẩn kỹ càng khu vực này trước khi kết thúc tiểu phẫu.

4. Đốt kết hợp cắt polyp tử cung có đau không?

Quy trình đốt polyp hiện nay tại các cơ sở y tế được đánh giá là tương đối đơn giản và nhanh chóng, dễ thực hiện. Theo ý kiến của các chuyên gia, đây là dạng tiểu phẫu an toàn, có tỷ lệ thành công cao và quan trọng là giảm thiểu được cảm giác đau đớn, khó chịu, bất tiện của bệnh nhân. Ngay trong lúc làm tiểu phẫu, hầu hết bệnh nhân đều không cần dùng thêm thuốc mê hoặc thuốc giảm đau.

Sau khi thực hiện thủ thuật xong, các bệnh nhân gần như không ghi nhận cảm giác đau hay khó chịu. Bác sĩ thường không kê đơn thuốc giảm đau hậu tiểu phẫu mà thay vào đó họ khuyến khích người bệnh của mình sử dụng thuốc kháng viêm, giảm sưng.

5. Có cần chăm sóc đặc biệt sau khi đốt polyp cổ tử cung hay không?

Chị em phụ nữ không cần nằm viện theo dõi sau khi thực hiện thủ thuật thành công nhưng nên tuân thủ một số lưu ý giữ gìn sức khỏe tại nhà như sau:

- Nên nghiêm túc tuân thủ đơn thuốc kháng sinh mà bác sĩ chuyên khoa kê nếu có.

- Không thực hiện quan hệ tình dục trong ít nhất 4 tuần.

- Âm đạo có thể vẫn ra máu hậu phẫu hoặc ra dịch âm đạo nhưng chúng ta chỉ cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ là được. Hiện tượng ra dịch nêu trên là hiện tượng hết sức bình thường và sẽ tự biến mất khi sức khỏe đã hồi phục hoàn toàn.

- Nên giữ liên lạc với bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn ngay khi cần thiết.

- Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tái khám đúng lịch hẹn (thường là khoảng 1 tháng sau khi làm tiểu phẫu).

6. Liệu bệnh có tái phát sau khi đã đốt polyp cổ tử cung không?

Tình trạng polyp tử cung thường ít khi tái phát nếu đã được xử lý triệt để bằng các phương pháp ngoại khoa. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh này được ghi nhận tái phát lại trong hai trường hợp:

Tình trạng viêm nhiễm tử cung đã trở thành mạn tính và polyp sẽ xuất hiện trở lại nếu chưa được tiêu viêm đúng cách.

Chưa loại bỏ triệt để gốc polyp trong tử cung khiến chúng nhanh chóng mọc lại.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....