Trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Thứ Tư, 05/10/2022 06:51 AM (GMT+7)

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai, khiến mẹ bầu khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Thay đổi thói quen sống và ăn uống khoa học là cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất ở phụ nữ mang thai.

 1. Nguyên nhân phụ nữ mang thai hay bị trào ngược dạ dày thực quản

Trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ hay phải đối mặt với những triệu chứng như nôn nghén, mệt mỏi và trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân chính là do nồng độ progesterone của thai phụ tăng cao trong thai kỳ, điều này khiến trương lực của dạ dày, thực quản giảm đáng kể, đồng thời bạn sẽ gặp phải tình trạng cơ thắt thực quản giãn. Kết quả là hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra khá thường xuyên trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng này không đe dọa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mẹ, chính vì thế bạn không cần quá lo lắng.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra đối với các chị em trong thời gian mang bầu có thể là do thai càng ngày càng phát triển về kích thước. Lúc này, thai nhi có xu hướng chèn lên ruột, dạ dày của người mẹ gây nên tình trạng trào ngược acid dạ dày. Sau khi sinh em bé, tình trạng này sẽ kết thúc và không gây khó chịu cho chị em nữa.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý tới tinh thần của thai phụ, nếu người phụ nữ hay bị căng thẳng, lo lắng, họ có thể đối mặt với vấn đề trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt, việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. Những người có thói quen ăn món cay hoặc đồ ăn giàu chất béo rất dễ bị trào ngược dạ dày trong thai kỳ hoặc mẹ bầu trước đó đã có tình trạng trào ngược thực quản - dạ dày, khi mang thai thì tình trạng này sẽ tăng lên.

Có thể thấy hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng phổ biến đối với phụ nữ đang mang bầu. Nguyên nhân thường xuất phát từ sự thay đổi của cơ thể khi bạn có em bé, tình trạng này sẽ giảm dần sau khi bạn đã hạ sinh bé khỏe mạnh.

a-va-trao-nguoc-axit-khi-mang-thai-1661178599531828905290

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai

- Ợ chua, ợ nóng

- Khi bị trào ngược dạ dày mẹ bầu thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua gây khó chịu. Bên cạnh đó, còn kèm theo các biểu hiện đầy bụng, cổ họng nóng rát, buồn nôn.

- Thường xuyên buồn nôn, ói mửa

- Bên cạnh việc ợ chua, ợ nóng. Bà bầu còn thường xuyên buồn nôn, ói mửa do thức ăn cùng axit ở dạ dày trào ngược lên.

- Đau tức ngực

- Trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây nên đau tức ngực, nóng rát vùng thượng vị. Dẫn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi bị giảm sút.

- Khàn tiếng, ho nhiều

- Dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây viêm thanh quản, sưng ngứa dẫn đến khàn tiếng, ho nhiều.

- Niêm mạc thực quản bị sưng tấy, đỏ, khó nuốt thức ăn

- Việc thực quản bị sưng, phù nề khi đó cũng gây ra đau đớn và cản trở việc ăn uống. Khi nuốt bà bầu sẽ cảm thấy khó nuốt, đau rát khó chịu. 

3. Cách điều trị và ngăn ngừa trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai

Việc sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn có thể giúp làm giảm chứng trào ngược dạ dày nhưng mẹ bầu phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thuốc chứa hàm lượng natri cao, có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng trong các mô cơ thể. Thêm vào đó, cũng có vài loại thuốc có chứa nhôm, đây là khoáng chất được đánh giá không an toàn cho phụ nữ mang thai.

Việc ngăn ngừa bà bầu bị trào ngược dạ dày là cách tốt nhất để điều trị, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

- Ăn từng bữa nhỏ: Giống như trước lúc mang thai, tình trạng dạ dày chứa quá nhiều thực phẩm có thể góp phần gây trào ngược dạ dày. Do vậy, thay vì ăn 3 bữa một ngày, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa ăn để không khiến dạ dày phải làm việc quả tải và giải tỏa một số triệu chứng khác, chẳng hạn như mệt mỏi khi mang thai. Mặt khác, việc ăn chậm rãi cũng là một biện pháp khá hữu hiện, giúp mẹ bầu tránh tình trạng ăn quá nhiều.

trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai-3-thang-dau

- Uống nhiều nước: Hãy ưu tiên nước lọc hoặc những thức uống tốt cho dạ dày và chứng ốm nghén khi mang thai, chẳng hạn như trà gừng, sữa chua, trà hoa cúc để làm dịu cảm giác khó chịu. Ngoài ra, hãy hạn chế sữa bò bởi các thành phần trong sữa đôi lúc sẽ gây khó tiêu, góp phần cho chứng trào ngược dạ dày có cơ hội xuất hiện. Thay vào đó, bạn có thể thử một số loại sữa hạt, bao gồm: Sữa hạnh nhânSữa đậu nành, sữa hạt điều, sữa hạt lanh, sữa óc chó, sữa dừa.

- Vận động nhẹ sau khi ăn: Bạn nên đi bộ khi mang thai hoặc vận động một chút như làm việc nhà, đứng thẳng sau mỗi lần dùng bữa thay vì nằm xuống sẽ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện. Thêm vào đó, bạn không nên thực hiện những động tác phải cúi người bởi sẽ tạo điều kiện cho axit có cơ hội trào ngược lên thực quản.

- Không ăn trước khi ngủ: Việc ăn một bữa thịnh soạn và đi ngủ ngay sau đó là một “công thức hoàn hảo” để chứng trào ngược dạ dày có cơ hội xuất hiện. Các chuyên đã đưa ra lời khuyên, mẹ bầu nên cố gắng không ăn ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ và hạn chế uống quá nhiều nước khoảng một vài giờ.

- Kê cao gối khi ngủ: Khi nghỉ ngơi, bạn hãy kê gối để nâng độ cao của ngực và đầu. Điều này giúp cho axit nằm yên trong dạ dày.

- Chọn lựa thực phẩm kỹ lưỡng: Nếu nhận thấy dạ dày của bạn gặp khó chịu khi ăn một loại thực phẩm nào đó, hãy loại bỏ nó ra khỏi thực đơn. Một số thực phẩm được biết là có nguy cơ khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày bao gồm: Thực phẩm nhiều gia vị hoặc cay, thực phẩm chiên hoặc béo, Caffeine, đồ uống có ga, rượu bia, trái cây họ cam quýt, thịt chế biến sẵn, Sô cô la, bạc hà. Nếu chưa biết nguyên nhân khiến mình bị trào ngược dạ dày là do thực phẩm nào, mẹ bầu hãy thử ăn mỗi loại một vài lần để nhận biết.

- Trang phục rộng rãi: Việc mặc quần áo chật sẽ tạo thêm áp lực lên vùng bụng vốn đã rất căng tức của mẹ bầu và làm tình trạng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Mẹ bầu hãy ưu tiên những bộ đồ bầu thoải mái với chất liệu thoáng mát để dễ dàng hoạt động trong ngày.

- Tinh thần thoải mái: Tình trạng căng thẳng thường nằm trong danh sách các nguyên nhân gây khó chịu cho dạ dày. Do vậy, mẹ bầu hãy học cách giữ bình tĩnh trước mọi vấn đề, tập thiền định, thực hành yoga để làm cho tinh thần thoải mái nhất có thể, từ đó giảm nguy cơ trào ngược dạ dày.

Có thể thấy, có khá nhiều cách thức an toàn để ngăn chặn và cải thiện tình trạng bà bầu bị trào ngược dạ dày. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy vô cùng khó chịu hoặc xuất hiện những cơn đau, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....