Trẻ em có nguy cơ mắc hàng loạt bệnh hiểm từ thói quen nhai mớm cơm

Thứ Hai, 30/09/2019 10:41 PM (GMT+7)

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen nhai hộ cơm rồi bón cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây là thói quen khiến nhiều trẻ em có nguy cơ lây nhiễm hàng loạt bệnh nguy hiểm từ người lớn.

BS Nguyễn Tiến Thành - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết, ăn mớm hay nhai mớm là cách ăn mà người ăn được người khác nhai hộ. Cách ăn này gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trẻ em, người cao tuổi và cả những... thanh niên đang lứa tuổi yêu đương. Thói quen này vẫn xẩy ra khá phổ biến ở một số vùng nông thôn, vùng núi.

Trong khi đó, thói quen cho trẻ ăn cơm mớm không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai vô hình dung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp.

mom

Một số bệnh điển hình có thể lây truyền qua con đường này:

Bệnh lỵ amip: Bệnh lỵ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amip ở kẽ móng tay. Khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ.

Bệnh viêm gan: Viêm gan lây truyền chủ yếu qua phân, miệng, dịch tá tràng,…Khi nhai cơm nước bọt, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể truyền bệnh cho trẻ qua con đường ăn uống.

Bệnh màng não cầu: là một loại song cầu khuẩn khư trú ở mũi, họng. Bệnh lây theo đường hô hấp khi hít phải bụi, nước bọt, đờm dãi chứa màng não cầu được thải ra từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh.

Vi khuẩn HP dạ dày: Vi khuẩn này lây qua đường miệng-miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất. Do thói quen ăn uống chấm chung bát nước mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP.

Vì vậy không nên cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai mà cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm tuổi, lứa tuổi sao cho dễ tiêu hoá và hấp thu.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....