Trẻ hay ốm, viêm họng phải làm sao?

Chủ Nhật, 14/04/2019 11:40 AM (GMT+7)

Thời tiết chuyển mùa, trẻ hay bị ốm, viêm họng. Vậy mẹ cần làm gì để tăng sức đề kháng cho bé?

tre-om

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng chủ yếu là do virus đường hô hấp và trẻ không cần sử dụng kháng sinh. Chỉ khi trẻ mắc tình trạng nặng, sốt cao, bỏ ăn, khó thở, mới cần dùng kháng sinh. Hơn nữa, lạm dụng kháng sinh còn có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là tình trạng kháng kháng sinh sau này.

Vì thế, khi trẻ có các triệu chứng khởi phát bệnh lý đường hô hấp, bạn không nên sử dụng kháng sinh ngay. Kháng sinh chỉ được chỉ định khi được bác sỹ thăm khám và làm các xét nghiệm khẳng định có nhiễm vi khuẩn.

Bên cạnh đó, việc cần làm đó là tăng cường phát triển hệ miễn dịch, thể chất cho trẻ để trẻ có khả năng chống chọi với bệnh tốt hơn. Bạn có thể:

Ăn nhiều hoa quả:

William Sears - tác giả của cuốn sách Dinh dưỡng gia đình cho biết, các chất dinh dưỡng thực vật có thể làm tăng sự sản sinh ra các tế bào bạch cầu và chống nhiễm trùng cũng như chống interfere (kháng thể giúp phủ lên bề mặt tế bào và ngăn chặn virus) của cơ thể. Cà rốt, đậu xanh, cam, dây tây… đều là các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin C và carotenoids. Vì vậy, việc chuẩn bị bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé là điều cần thiết, bạn nên cố gắng tăng rau củ và trái cây cho khẩu phần ăn của trẻ.

Ngủ đủ giấc:

Trẻ mẫu giáo nên ngủ khoảng 10 tiếng một ngày. Việc thiếu ngủ có thể khiến cho cơ thể dễ dàng mắc phải các bệnh hơn do giảm tế bào cũng như giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.

Rèn bé tập thể dục:

Việc tập thể dục sẽ giúp tăng lượng tế bào miễn dịch. Ranjit Chandra – Nhà miễn dịch nhi khoa tại Đại học Memorial Newfoundland cho rằng, để có thể tạo thói quen tập thể dục cho trẻ thì trước tiên bố mẹ hãy trở thành tấm gương, các hoạt động tập thể dục cho bé bố mẹ có thể tham gia: Đạp xe đạp, đi bộ đường dài, trượt băng trong nhà.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....