Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

Thứ Năm, 06/10/2022 05:07 PM (GMT+7)

Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày đầu tiên bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng lên đến 20%. Bên cạnh đó, khoảng 57% người bệnh gặp phải 1 biến chứng, 26% xuất hiện 2 biến chứng và 14% người bệnh có đến 3 biến chứng.

Các biến chứng do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây ra 

- Thuyên tắc mạch hệ thống: Tỷ lệ bệnh nhân viêm nội tâm mạc bị tắc mạch khá cao, rơi vào khoảng 20 - 45%. Biến chứng này có thể bất cứ vị trí nào (động mạch não, chi, mạch vành, gan, thận, lách, mạc treo...).

- Suy tim xung huyết: Vi khuẩn gây viêm nội tâm mạc có thể gây tổn thương van tim, dây chằng, cơ tim và khiến tim suy yếu. Đây là biến chứng quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiên lượng lâu dài của người bệnh.

- Biến chứng thần kinh, nhiễm trùng huyết, phình mạch Mycotic, áp xe lách: Các biến chứng này cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh và cần được xử trí sớm.

- Áp xe quanh van tim: Biến chứng này xảy ra với tỷ lệ 25% ở van động mạch chủ, 1 - 5% ở van hai lá nhưng hiếm khi xảy ra ở van ba lá. Khi áp xe lan rộng hay bị vỡ ra, người bệnh có thể bị tử vong.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thể chữa khỏi không?

Nếu phòng ngừa và điều trị sớm, bệnh vẫn có thể chữa được và hạn chế tối đa biến chứng. Người bệnh có thể dùng kháng sinh để điều trị, theo phác đồ từ 2 - 6 tuần. Một số trường hợp như: đã thay van nhân tạo, nhiễm trùng dai dẳng, nhiễm trùng van nhân tạo, có cục máu đông, rối loạn chức năng van, suy tim, áp xe tim... sẽ cần tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

20210914_nhung-xet-nghiem-can-lam-sau-khi-dieu-tri-thai-trung-2

Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn như thế nào?

  • Duy trì lối sống lành mạnh

Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, tăng cường các thực phẩm như rau xanh, cá, đậu, thịt trắng, hạn chế thịt đỏ, dầu mỡ, thức ăn nhanh, bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, ngủ đủ giấc.

  • Kháng sinh dự phòng cho đối tượng có nguy cơ cao

Những người đã thay van nhân tạo, có tiền sử viêm nội tâm mạc hoặc bị bệnh tim bẩm sinh cần phải dùng kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn tràn vào máu. Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết theo kháng sinh đồ, không nên lạm dụng vì có thể gây kháng thuốc.

  • Chú ý vệ sinh răng miệng, hầu họng tốt

Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn ở các bộ phận gần tim. Vì vậy, vệ sinh họng và răng miệng tốt là cần thiết, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và súc miệng bằng nước muối là một biện pháp phòng ngừa quan trọng mà tất cả bệnh nhân nên thực hiện. Cần chải răng, xỉa răng nướu răng đúng cách, thường xuyên, kiểm tra răng miệng và sức khỏe định kỳ. Nếu có can thiệp lấy cao răng, nội soi tai mũi họng... cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh tật nếu có.

Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần dùng khăn mềm hoặc gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho bé. Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi, bạn có thể dùng bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng. Lưu ý, bố mẹ cần tạo thói quen đánh răng cho trẻ sau mỗi bữa ăn chính, hạn chế cho bé ăn vặt buổi tối. Ngay cả khi dùng các loại thuốc nước, siro, bố mẹ cũng cần cho bé súc miệng hoặc hỗ trợ vệ sinh cho bé.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....