Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh gì?

Thứ Ba, 04/10/2022 05:06 PM (GMT+7)

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (IE) là một bệnh hiếm gặp, đe dọa tính mạng là bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong và có ảnh hưởng lâu dài ngay cả ở những bệnh nhân sống sót và được chữa khỏi.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì?

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng tổn thương nội tâm mạc của tim bởi vi khuẩn. Đây là một bệnh đa hệ thống hiếm gặp do hậu quả của nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh, di chứng cả với người khỏi bệnh.

ITK-2012-07

Hiện nay, người ta chia làm 2 loại viêm nội tâm mạc như sau:

Viêm nội tâm mạc cấp tính là người bệnh có sốt, tổn thương nhanh cấu trúc tim và lây theo đường máu có thể gây tử vong trong vài tuần nếu không điều trị.

Viêm nội tâm mạc bán cấp thì quá trình bệnh chậm hơn và có thể xuất hiện từ vài tuần đến vài tháng dần dần, nếu phức tạp có thể gây ảnh hưởng tim mạch nghiêm trọng.

Triệu chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì?

- Xuất hiện các chấm đỏ nhỏ ở kết mạc mắt và móng tay, các nốt nhỏ không đau trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân và các nốt đau ở đầu ngón tay, các mảng trắng trong miệng hoặc trên lưỡi của người bệnh.

- Đi tiểu ra máu hoặc màu nước tiểu bất thường.

- Tức ngực, khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, cơ thể mệt mỏi và yếu đuối mà không rõ nguyên nhân. 

- Đau họng, ngứa cổ họng hoặc đau khi nuốt, đôi khi người bệnh còn biểu hiện ho khan hoặc khan dai dẳng kéo dài hơn hai ngày.

- Phát ban da, nổi các nốt ban đỏ.

- Đau, nhức, đỏ hoặc sưng khớp, đau cơ, sưng bàn chân, cẳng chân hoặc bụng.

- Sốt trên 38,5 độ C dai dẳng, đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh, đặc biệt là đổ mồ hôi ban đêm, nhịp tim nhanh bất thường.

- Đau đầu hoặc đau xương gò má trên, nghẹt mũi, chảy dịch xoang.

- Chán ăn, sụt cân nhanh, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Ai dễ bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn?

Các yếu tố nguy cơ làm bạn tăng khả năng mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bao gồm:

- Bị bệnh tim bẩm sinh như thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp van tim bẩm sinh, các dạng tim bẩm sinh phức tạp.

- Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch (chẳng hạn như sau khi ghép tim). 

- Đang dùng van tim nhân tạo hoặc các thiết bị y khoa khác như máy tạo nhịp tim để cải thiện chức năng tim.

- Đã từng bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trước đây.

- Sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch với kim tiêm bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.

- Sức khỏe răng miệng kém, tuổi cao trên 60.

vi-sao-nguoi-gia-hay-bi-dau-rang-01

- Mắc bệnh cơ tim phì đại, thoái hóa van ở người già.

- Có các bệnh lý trên van tim như hở van hai lá, sa van 2 lá, hở hoặc hẹp van động mạch chủ hay van động mạch chủ chỉ có 2 lá (thay vì 3 lá van bình thường). 

Khi bạn rơi vào một trong các trường hợp trên, hãy chủ động đến bệnh viện để thăm khám. Ngoài ra, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh kịp thời và có hướng điều trị hiệu quả.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....