Vĩnh Long triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ Năm, 16/11/2023 09:09 AM (GMT+7)

Mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ cấu dân số, hạnh phúc gia đình. Để từng bước kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, ngành dân số Vĩnh Long triển khai nhiều giải pháp tích cực, nỗ lực phấn đấu kéo giảm tỉ số giới tính khi sinh về mức bình thường

Theo bà Phạm Thị Thuận - Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, công tác thông tin, tuyên truyền được xem là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả, hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Việc truyền thông được Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với các trung tâm y tế huyện, thành phố lồng ghép với các chương trình y tế khác, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, Sở GD-ĐT trong tỉnh lồng ghép vào các hoạt động truyền thông của các cơ quan đơn vị ngoài ngành.

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của vấn đề thừa nam thiếu nữ, được các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức, tâm lý của nhiều người, đặc biệt là những gia đình có con 1 bề là gái. Công tác tuyên truyền còn được cán bộ và chuyên trách dân số tập trung vào những gia đình chưa có con và có con đầu lòng hoặc con 1 bề là gái, nội dung đi sâu vào thực trạng MCBGTKS và hậu quả của việc thừa nam thiếu nữ.

Nhờ triển khai nhiều giải pháp kéo giảm tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ nên 9 tháng của năm 2023, TSGTKS ở Vĩnh Long đạt chỉ tiêu đề ra, ở mức 109,4 bé trai/100 bé gái (4.890 bé trai/4.470 bé gái) đạt chỉ tiêu kế hoạch năm (dưới 111 bé trai/100 bé gái).

images2254958_BVL_1.

Dù vậy, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho rằng, TSGTKS của Vĩnh Long có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Tư tưởng muốn có con trai còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ người dân. Cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên nhiều gia đình đã thực hiện lựa chọn giới tính khi sinh dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ về MCBGTKS.

Vĩnh Long nỗ lực phấn đấu kéo giảm TSGTKS về mức bình thường dao động từ 103-107 bé trai/100 bé gái. Để đạt mục tiêu, bà Phạm Thị Thuận cho biết, công tác tuyên truyền vận động sẽ tập trung vào những địa phương có tỷ lệ MCBGTKS cao.

Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho các cán bộ y tế; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật tại các bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến chẩn đoán giới tính thai nhi.

Ngoài ra, đưa nội dung giáo dục về giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới vào chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường…

Đặc biệt, phối hợp với Trường Chính trị Phạm Hùng đưa nội dung đề án vào chương trình giảng dạy của trường nhằm cung cấp thông tin cho lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp về tình trạng TSGTKS của tỉnh, các nguyên nhân, hệ lụy của việc lựa chọn giới tính khi sinh;… để từng bước giảm thiểu MCBGTKS, góp phần nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo an sinh xã hội.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...