Xử lý chuẩn khi bị nước vào tai sau bơi, tắm gội

Thứ Sáu, 30/08/2019 04:07 PM (GMT+7)

Khi bị nước vào tai, không nên đưa ngón tay, tăm bông, hay cây ngoáy tai vào trong ống tai, làm như vậy dễ gây tổn hại lớp niêm mạc, còn làm nước có thể đang thoát ra ngoài bị đẩy lại sâu trong ống tai, tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.

Theo hướng dẫn của BS Liên Hương (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), có nhiều cách để làm nước ra khỏi tai:

nuocmuoi

- Nghiêng đầu sang một bên sau đó mở và đóng hàm như khi đang ngáp – làm vài phút, nước sẽ chảy ra từ ống tai.

- Hoặc nghiêng đầu về phía có nước, kéo hoặc giật dái tai để nước chảy ra dễ dàng. Hoặc lắc đầu sang 2 bên để văng nước ra bên ngoài.

- Hoặc nghiêng đầu bên có nước, rồi úp lòng bàn tay chặt vào tai, rồi thả nhanh tay ra và úp ngay lại – là cách tạo môi trường chân không để hút nước ra ngoài.

- Hoặc nằm nghiêng, áp tai có nước xuống gối khoảng 30 phút để nước đọng trong tai chảy ra.

- Hoặc dùng khăn tẩm nước nóng áp ngoài tai bị nước và nghiêng đầu khoảng 30 giây, lặp lại 4-5 lần, mỗi lần cách nhau 1 phút, giúp nước chảy ra.

- Nếu cảm thấy nước vẫn còn trong ống tai, dùng một miếng bông khô đặt ở cửa tai để hút nước từ ống tai ra, nhớ là không được lau hay ngoáy tai.

- Nếu có máy sấy thì mở chế độ thấp nhất và cách tai 25cm sấy qua lại để luồng khí ấm thổi trực tiếp vào lỗ tai giúp nước bay hơi.

- Hoặc pha dung dịch dấm trắng và rượu tỷ lệ 1:1, nhỏ 3-4 giọt vào lỗ tai, rồi xoa phần ngoài tai khoảng 30 giây thì nghiêng đầu sang phía tai bị nước để dung dịch thừa thoát ra ngoài. Dấm sẽ làm tan ráy tai, ngừa vi khuẩn phát triển. Rượu sẽ làm bay hơi nước và hạn chế thâm nhập của vi khuẩn vào tai.

Không dùng tăm bông, ngón tay hay bất cứ vật gì đưa vào tai vì sẽ đưa thêm vi khuẩn, hoặc đẩy nước vào sâu trong tai thêm. Ảnh minh họa.Nếu tai vẫn khó chịu thì không được dùng tăm bông, ngón tay hay bất cứ vật gì đưa vào tai để kéo nước chảy ra. Vì như thế sẽ đưa thêm vi khuẩn vào trong tai, hay đẩy nước đi sâu vào tai hơn, và có thể làm tổn thương thêm ống tai, thậm chí thủng màng nhĩ. Tốt nhất lúc này cần sớm đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám, để được chữa trị.

Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào (bộ môn Tai mũi họng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), nước muối sinh lý Natri clorid 0,9%, (1 lít nước với 9g muối tinh khiết), có thể nhỏ được vào tai, làm sạch, làm trôi vi khuẩn trên bề mặt.

Cần lưu ý là nước muối khi nhỏ có thể đọng lên bề mặt màng nhĩ, hoặc lớp lông ở ngay cửa tai gây ù tai. Vì vậy khi nhỏ giọt nước muối sinh lý vào ngoài ống tai nên ấn nắp bình tai giữ khoảng 5 phút, giúp nước muối phân tán vào lớp da và mỡ dưới da để không gây ù tai.

Tuyệt đối không dùng tăm bông hoặc những vật dụng khác để ngoáy tai tránh gây chấn thương, hoặc xâm nhiễm của vi khuẩn vào các cấu trúc của ống tai mà gây chấn thương hoặc viêm.

Nước vào tai là tai nạn nhỏ dễ gặp khi bơi lội, tắm gội hàng ngày và thường sẽ tự chảy ra mà không cần điều trị gì. Nhưng khi nước không ra, hay xuất hiện đau tai, ngứa hoặc sưng lên tức là đã có vi khuẩn gây bệnh, bị viêm ống tai. Lúc này dùng nước muối sinh lý sẽ ít hỗ trợ diệt được khuẩn, mà hãy đến bác sĩ khám và điều trị sớm để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng và giảm đau, kẻo sẽ dẫn đến mất thính lực và tổn thương tai nhiều hơn.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....