7 nguyên nhân kỳ lạ khiến bạn "nhớ nhớ quên quên"

Thứ Tư, 20/05/2020 07:50 AM (GMT+7)

Có hai loại trí nhớ khác nhau là trí nhớ ngắn hạn, ghi nhớ về những việc diễn ra trong vòng vài giờ và trí nhớ dài hạn liên quan đến các tiến trình trong quá khứ và các mối liên hệ. Khi người trẻ tuổi bị “hư” một hoặc cả hai loại trí nhớ trên thì họ bị mắc chứng hay quên.

hay-quen

Nguyên nhân của chứng hay quên

Thiếu ngủ: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến bạn lo âu. Điều này có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ.

Rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ của bạn. Hậu quả mà cồn để lại đối với trí nhớ có thể kéo dài. Tốt nhất là bạn nên uống lượng vừa phải.

Thai kỳ: Thai kỳ thường đi kèm với chứng hay quên do các hormone thai kỳ gây ra. Tình trạng này được gọi là sương mù não ở phụ nữ mang thai.

Stress: Khi tâm trí bạn căng thẳng và có quá nhiều suy nghĩ, não của bạn cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Người bị stress thường khó tập trung làm việc. Giai đoạn trầm cảm này thường khiến người bệnh hay quên.

Suy giáp: Các bệnh về tuyến giáp, nhất là bệnh suy giáp, có thể gây các vấn đề về trí nhớ. Các bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và dẫn đến trầm cảm, khiến cho người bệnh hay quên.

Các bệnh lý khác: Đãng trí là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh u hạt đều ảnh hưởng đến trí nhớ.

Dược phẩm: Hầu như dược phẩm nào cũng có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn và thường khó tránh khỏi. Một số loại thuốc có thể khiến bạn hay quên như si-rô ho, thuốc ức chế trầm cảm và viên nội tiết tố.

5 động tác tăng cường trí nhớ cho người hay quên

1. Đọc ngược thứ tự những ngày trong tuần và theo thứ tự bảng chữ cái

Hãy bắt đầu tăng cường trí nhớ bằng bài tập đọc từ chủ nhật rồi đến thứ 7, thứ 6 theo thứ tự ngược trong tuần. Sau khi đọc tới đọc lui vài lần, bạn tiếp tục đọc các thứ tự trong tuần theo thứ tự bảng chữ cái như thứ ba, chủ nhận..

2. Đọc thứ tự các tháng trong năm theo thứ tự bảng chữ cái

Tương tự như trên, hãy đọc 12 tháng trong năm trong thứ tự bảng chữ cái. Nếu vượt qua thử thách trên, hãy đọc tên 12 tháng trong năm bằng tiếng Anh theo thứ tự bảng chữ cái.

Nếu 2 trường hợp này không làm khó được bạn, thì hãy đọc ngược lại thứ tự trong bảng chữ cái. Trí não của bạn sẽ càng ưu việt hơn, chức năng não bộ cũng được tăng cường hơn.

3. Tính tổng ngày sinh của bạn

Đây cũng là một trong những mẹo khá hay có tác dụng giúp bạn rèn luyện bộ não. Hãy cố gắn luyện tập những bài tính đơn giản như tính tổng các con số trong ngày sinh cũng như tính trung bình cộng các con số đó. Một bài toán đơn giản mỗi ngày chính là cách tăngcường chức năng não bộ.

4. Nêu 2 từ bắt đầu bằng những chữ cái trong tên bạn

Một ví dụ đơn giản thế này, bạn tên là Trâm, bạn hãy tìm hai 2 từ bắt đầu chữ T trong tiếng Việt như "Tiếng động" hay "Thầy cô" và tiếp tục với 3 chữ còn lại là "R, A, M". Thêm vào đó, mỗi ngày hãy thay đổi chủ đề bằng tên người thân, bạn bè hay thành phố bạn đang sống…

5. Tìm 5 vật màu đỏ, 5 vật màu xanh

Đây là một bài tập thư giãn, thay vì tính toán, đếm số. Hãy rời mắt khỏi màn hình máy tính và nhìn ra xung quanh. Trong vòng 2 phút, hãy tìm ra 5 vật màu đỏ và 5 vật màu xanh xung quanh bạn. Ngoài ra, bạn có thể đặt điều kiện tìm kiếm sau mỗi lần chơi.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...