Bắc Giang: Nhiều giải pháp tích cực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ Năm, 27/09/2018 04:55 PM (GMT+7)

Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh, công tác DS - KHHGĐ của tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả.

Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh, công tác DS - KHHGĐ của tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả.

Đặc biệt, từ tỉnh đứng thứ 4 về tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) cao nhất cả nước (118,5/100 năm 2012), sau 5 năm thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đến nay TSGTKS của Bắc Giang đã giảm xuống còn 112/100, đứng thứ 20 trong cả nước.

Nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả

Những năm trước đây, Bắc Giang là một trong 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về mất cân bằng giới tính trong nhóm trẻ sơ sinh. Thời điểm cao nhất là năm 2011 với tỷ lệ 119,7 nam/100 nữ. Trước thách thức này, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chủ động phối hợp với các địa phương đưa ra nhiều giải pháp kiềm chế, kiểm soát tình trạng này, bảo đảm sự phát triển của quy luật sinh tự nhiên.

Ngày 31/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng (MCB) GTKS, chú trọng các giải pháp trong truyền thông giảm thiểu MCBGTKS. Chỉ đạo đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia, vào cuộc của MTTQ, các đoàn thể, lồng ghép tuyên truyền về MCBGTKS vào các hoạt động của cơ quan, tổ chức. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn hướng tới các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, cặp vợ chồng có 2 con một bề là gái để không lựa chọn giới tính khi mang thai.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 11, từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả. Tại cấp tỉnh, dưới sự chứng kiến của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Y tế Bắc Giang đã ký cam kết tuyên truyền vận động nhân dân không lựa chọn giới tính thai nhi với 8 ngành, gồm: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở VHTTDL, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, Báo Bắc Giang, Đài PT-TH tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh. Đồng thời quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị và đưa tiêu chí thực hiện chính sách dân số vào quy chế, gắn với các phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.

img15377505933651537756907358-copy-15380140364701154748714

Bên cạnh đó, Sở Y tế ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền vận động về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2013-2015, 2016-2020 với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Chi cục DS-KHHGĐ thực hiện chương trình phối hợp truyền thông với Ban Tôn giáo tỉnh để tuyên truyền về vấn đề MCBGTKS đối với chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo trong tỉnh. Phối hợp tuyên truyền về chính sách dân số, tình trạng MCBGTKS với một số đơn vị như: Báo Bắc Giang, Đài PT-TH tỉnh, Trường Chính trị, Hội Nông dân, Hội LHPN, Tỉnh đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Nhà hát chèo, Trung tâm Văn hóa...

Đến nay, 100% cán bộ y tế và các cơ sở y tế tư nhân ký cam kết không thực hiện hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi; 500 cơ sở kinh doanh ấn phẩm văn hóa ký cam kết không hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Toàn tỉnh thành lập được 958 CLB Phòng, chống bạo lực gia đình; 622 CLB dân số với hơn 46.000 hội viên hoạt động hiệu quả. Trên 500.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình sinh hoạt ngoại khóa được cung cấp kiến thức về dân số, giảm thiểu MCBGTKS.

Nâng cao nhận thức trong cộng đồng

Với những biện pháp trên, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 11, tốc độ gia tăng TSGTKS trên địa bàn tỉnh đã từng bước được khống chế, TSGTKS của tỉnh giảm từ 118,5/100 (năm 2012) xuống còn 115,2/100 (năm 2016) đến nay giảm còn 112/100.

Tuy nhiên, tỷ số này vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên đang ở mức cảnh báo, đặt ra yêu cầu cần đầu tư nhiều hơn vào trẻ em gái vì lợi ích của chính các em. Các em gái được học hành và khỏe mạnh sẽ có nhiều cơ hội để phát huy hết tiềm năng của mình, đồng thời sẽ có nhiều cơ hội để nhận các quyền mà mình được hưởng.

cong-tac-ke-hoach-hoa-gia-dinh-can-su-chu-dong-tu-nam-gioi

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Trẻ em gái năm nay (11/10/2018), Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Giang phát động Chiến dịch truyền thông với chủ đề “Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi”. Thông qua Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, đồng thời kêu gọi nhiều nỗ lực hơn nữa từ cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cùng chung tay hành động để can thiệp giảm thiểu tình trạng MCBGTKS - một hình thức phân biệt đối xử giới.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...