Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Thứ Tư, 06/10/2021 09:11 AM (GMT+7)

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này còn đáng báo động hơn ở khu vực nông thôn, đồng thời gây ra hàng loạt các vấn đề xã hội.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc lựa chọn giới tính trước khi sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc, sự thiếu hụt số trẻ em gái dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi... Thực tế đó đã xảy ra ở một số quốc gia, đặc biệt là ở Trung Quốc.

qhrnocua

Một bé gái chơi đùa cùng nhiều bé trai trong một trường học ở Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: China.org

Mặc dù tính đến năm 2020 tỷ lệ nam nữ ở Trung Quốc đã về mức an toàn là 105,07:100, thay vì mức cao kỷ lục hơn 120:100 của năm 2004, nhưng theo kết quả điều tra dân số được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hồi đầu năm nay, nam giới ở nước này đang nhiều hơn phụ nữ 34,9 triệu. Họ thuộc các nhóm tuổi khác nhau, trong đó có 17,52 triệu người trong độ tuổi kết hôn từ 20-40 tuổi.

Cũng theo số liệu này, trong số 12 triệu trẻ em được sinh ra vào năm 2020 ở Trung Quốc, cứ 100 bé gái thì có 111,3 bé trai.

Khoảng cách chênh lệch giới được cho là phản ánh truyền thống trọng nam khinh nữ dẫn đến lựa chọn giới tính trẻ khi sinh ở Trung Quốc, đặc biệt là trong suốt gần 4 thập kỷ áp dụng “chính sách một con” của nước này.

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này còn đáng báo động hơn ở khu vực nông thôn, đồng thời gây ra hàng loạt các vấn đề xã hội, như phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống do nhiều đàn ông không thể tìm được bạn đời; gia tăng bất bình đẳng giới, tỷ lệ ly hôn, tái hôn cao và bạo hành giới; tội phạm tình dục, nạn bắt cóc phụ nữ và buôn người tăng mạnh, mất cân bằng trong lực lượng lao động, gây cản trở cho việc tái tạo dân số...

Đáng chú ý, cùng với sự mất cân bằng giới tính, số người trưởng thành độc thân ở Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng. Từ năm 2018, con số này đã là 240 triệu, trong tương lai thậm chí có thể lên tới hơn 400 triệu người. Đây đều là những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội Trung Quốc.

Hôm 30/9 vừa qua, chính quyền một huyện ở tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc đã đăng tải ý kiến của một đại biểu Chính hiệp (tức Mặt trận) về việc khuyến khích nữ thanh niên ở lại quê hương, nhằm giải quyết tình trạng khó khăn trong hôn nhân của các nam thanh niên nông thôn. Cũng để giải quyết vấn đề này, một huyện ở tỉnh Quảng Tây, giáp với Việt Nam tháng 9 vừa qua tiến hành thống kê số liệu nam giới ở độ tuổi thanh niên và trung niên chưa lập gia đình để có đối sách phù hợp.

Những thông tin này đã phần nào phản ánh tình trạng nghiêm trọng và cấp bách trong việc giải quyết vấn đề thừa đàn ông, đặc biệt là ở khu vực nông thôn Trung Quốc.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...