Bí quyết nằm lòng chăm sóc da khi mang bầu

Thứ Ba, 04/06/2019 06:31 AM (GMT+7)

Việc mang thai dẫn tới sự thay đổi hormone có thể làm ảnh hưởng đến làn da. Nhưng nếu biết chăm sóc da đúng cách, thai phụ sẽ không phải lo lắng về vấn đề này.

Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ có những dấu hiệu thay đổi về da, móng tay và tóc như: 

- Núm vú trở nên sẫm màu hơn.

- Melasma - đường sọc nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín. má, mũi và trán..

- Linea nigra- đường sọc nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín

- Vết rạn da.

- Mụn trứng cá.

- Tĩnh mạch mạng nhện.

- Suy tĩnh mạch.

- Tăng trưởng móng tay và tóc.

chamsocda

Trong số đó, rạn da và các vấn đề về da được chị em phụ nữ quan tâm khá nhiều.

Theo thống kê, khoảng 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng rạn da. Những vết rạn sinh ra do làn da của mẹ không thích ứng kịp với mức tăng cân nhanh đến chóng mặt của mẹ trong suốt thai kỳ gây nên.

Để hạn chế tình trạng xuất hiện những vết rạn trên da, trước hết mẹ cần kiểm soát mức tăng cân của mình thật khoa học, hợp lý trong suốt thời gian bầu bí. Việc điều chỉnh cân nặng hợp lý sẽ giúp tình trạng rạn da được giảm thiểu.

Đồng thời, mẹ bầu cần tìm đến các phương pháp giảm mờ vết rạn đó là sử dụng các loại thực phẩm thiên nhiên có độ an toàn cao để làm tăng độ ẩm cho làn da như dầu ô liu, dầu dừa, dầu hạnh nhân, …

Ngoài ra, việc thay đổi nội tiết tố cũng khiến phụ nữ gặp phải các vấn đề như: Da khô, da nổi mụn, nám da… Để tránh các tình trạng về da này, mẹ bầu cần chăm sử dụng kem chống nắng với thành phần an toàn, tránh sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khung giờ từ 10-4 giờ mỗi ngày cũng như sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên.

Nếu bị mụn trứng cá khi mang thai, hãy thực hiện các bước sau:

- Rửa mặt hai lần một ngày với sữa rửa mặt có độ PH dịu nhẹ và nên rửa với nước ấm.

- Gội đầu mỗi ngày và cố gắng giữ cho tóc không chạm vào da mặt thường xuyên nếu tóc bị tiết nhiều dầu.

- Tránh nặn mụn để không bị sẹo.

- Chọn mỹ phẩm không chứa dầu.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....