Biểu dương 49 trẻ em gái học giỏi trong các gia đình sinh con một bề

Chủ Nhật, 11/10/2020 01:43 PM (GMT+7)

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh vừa tổ chức hội nghị họp mặt, biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình sinh con một bề nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10).

Cập nhật ngày: 11/10/2020 13:43:07

ĐTO - Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh vừa tổ chức hội nghị họp mặt, biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình sinh con một bề nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10).

Đại diện lãnh đạo Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tặng quà biểu dương nữ học sinh giỏi trong các gia đình sinh con một bề là gái

Tại buổi họp mặt, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tặng quà, biểu dương, khen thưởng 49 học sinh nữ chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình sinh con một bề là gái, nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, ấm no. Bên cạnh đó, Chi cục tuyên truyền về hậu quả của việc lựa chọn giới tính khi sinh và những hệ lụy mất cân bằng giới tính (MCBGT) khi sinh. Theo đó, việc lựa chọn giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng MCBGT, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường như: thiếu nữ thừa nam trong độ tuổi kết hôn, tảo hôn,... dẫn đến phá vỡ cấu trúc gia đình, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.

Bà Nguyễn Minh Tương – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Tỷ số giới tính khi sinh được tính bằng số trẻ em sinh ra là trai/100 bé gái. Chỉ số này được coi là bình thường trong khoảng 103-107 nam/100 nữ. Duy trì chỉ số này trong giới hạn nêu trên sẽ đảm bảo sự cân bằng trong phát triển tự nhiên và xã hội của mỗi một quốc gia hoặc địa phương. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Y tế, tình trạng MCBGT khi sinh ở Việt Nam hiện đáng báo động. Có tới 55 trong số 63 tỉnh, thành phố xảy ra MCBGT khi sinh với mức 114 bé trai/100 bé gái ở thành thị và hơn 111 bé trai/100 bé gái ở nông thôn. Tình trạng này tăng cao trong những năm gần đây. Dự báo đến năm 2050 có khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới Việt Nam không thể tìm được vợ để kết hôn do tình trạng MCBGT sinh con trai nhiều hơn con gái như hiện nay.

Riêng ở Đồng Tháp, tính đến tháng 6/2020, tỷ số giới tính khi sinh toàn tỉnh là 102,5 bé trai/100 bé gái. Đây là chỉ số lý tưởng thể hiện sự cân bằng trong giới tính của một địa phương. Tuy nhiên, một số địa phương trong tỉnh đang có dấu hiệu MCBGT khi sinh. Bởi vậy, ngoài hoạt động trên, trong tháng cao điểm hưởng ứng Ngày Quốc tế Trẻ em gái (tháng 10) và trong thời gian tới, các địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới; các quy định pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh; nguyên nhân và hệ lụy của MCBGT khi sinh;… để ngăn chặn việc lựa chọn giới tính khi sinh và phân biệt đối xử về giới.

BÍCH LIỄU

Gửi bình luận của bạn

Thế Thành

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...