Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Thứ Hai, 28/09/2020 10:15 AM (GMT+7)

Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau của rối loạn kinh nguyệt

Rong kinh, rong huyết

Rong kinh, rong huyết là một trong những biểu hiện thường thấy của chứng rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt là chị em lúc mới dậy thì và chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh.

Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng thông thường ở người đang trong giai đoạn hành kinh, mà có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh phụ khoa khác. Bao gồm: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm mạc nội tử cung, u nang buồng trứng,… Hay các căn bệnh ác tính như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,...

Thống kinh

Thống kinh là tình trạng chị em bị đau bụng khi đang hành kinh. Vì đây là một trong những hiện tượng khá phổ biến, nên nhiều chị em thường xem là điều bình thường. Tuy nhiên, thống kinh cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản của chị em như: u xơ tử cung, viêm mạc nội tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung,...

Thiểu kinh

Lượng máu mà chị em mất đi sau mỗi kỳ hành kinh thường dao động trung bình từ 50 đến 150ml. Như vậy, nếu chị em chỉ mất máu trong 2 ngày và lượng máu nhỏ hơn 20ml, thì chị em đang gặp phải tình trạng thiểu kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn và lượng máu mất đi quá ít là nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.

Cường kinh

Ngược lại với thiểu kinh, thì thường kinh là hiện tượng lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.

Vô kinh

Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Trong đó:

Vô kinh nguyên phát: Có nhiều trường hợp chị em phụ nữ đã quá tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ phận sinh dục bị dị dạng: không có tử cung, hoặc không có bộ phận sinh dục.

Vô kinh thứ phát: Xảy ra ở chị em đã từng có kinh, nhưng sau một khoảng thời gian lại bị mất kinh trong vòng 3 tháng. Chủ yếu là do chị em nạo phá thai quá nhiều lần hoặc băng huyết quá nhiều sau khi sinh,...

kinh-nguyet-5

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có!

Thiếu máu: lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp...trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn.

Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” (viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...)

Nguy cơ vô sinh: Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung

Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.

Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính... Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.

Bệnh lý khác: một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ... sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộnLượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều đường?

Đường rất ngon. Nó có vị khó tin và thay đổi hương vị đáng kể khi được thêm vào những thứ khác. Đường...

Người lớn uống sữa mẹ có tốt không?

Chúng ta biết sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng và tốt cho trẻ sơ sinh . Nhưng liệu nó có tác dụng tương tự đối với...

Có những loại sữa nào tốt cho sức khỏe

Các loại sữa khác nhau chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Chúng cũng có thể trải qua các phương pháp xử lý khác...

Sữa nào tốt nhất cho xương?

Không nghi ngờ gì nữa, sữa là một thành phần thiết yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh. Nó là một nguồn...