Bộ Y tế ban hành danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng theo tỷ số giới tính khi sinh

Thứ Tư, 11/08/2021 10:43 AM (GMT+7)

Tại Việt Nam, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh bắt đầu nóng lên từ năm 2006 và hiện vẫn đang tiếp diễn. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng cao và kéo dài sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị...

Do đó, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số này về mức cân bằng tự nhiên được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của công tác dân số trong những năm gần đây.

Ngày 02/8/2021 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3671/QĐ-BYT về Danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng theo tỷ số giới tính khi sinh sử dụng để xây dựng Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, các tỉnh, thành phố trên cả nước được chia làm 3 nhóm theo tỷ số giới tính khi sinh. Nhóm 1 gồm 21 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh lớn hơn 112 bé trai/100 bé gái. Đây là nhóm có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao nhất cả nước, trong đó cao nhất là Sơn La với 118,2 bé trai/100 bé gái; Hưng Yên 118,1/10; Bắc Ninh 117,7/100, Kiên Giang 117/100. Thành phố Hà Nội cũng thuộc nhóm này với 113 bé trai/100 bé gái…

Nhóm 2 gồm 18 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh trong khoảng 109-112 bé trai/100 bé gái như Hải Phòng, Bình Phước, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Phú Thọ, Cao Bằng...

Cuối cùng, nhóm 3 gồm 24 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái như An Giang, Yên Bái, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Phú Yên, Tây Ninh, Hậu Giang, Ninh Thuận, Quảng Nam,…

Quyết định số 3671/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ vào danh sách đã được phê duyệt tại quyết định này để xây dựng kế hoạch thực hiện đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...