Các lưu ý trong việc chăm sóc sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Thứ Ba, 09/06/2020 03:17 PM (GMT+7)

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, không chỉ theo dõi 30 phút đầu tại địa điểm tiêm chủng, gia đình cần tiếp tục theo dõi trẻ 1-2 ngày sau khi tiêm phòng

tiem-chung

Theo dõi trẻ sơ sinh sau tiêm chủng

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, trẻ cần lưu lại 30 phút tại địa điểm tiêm phòng để được theo dõi và kịp thời xử lý các phản ứng bất thường sau tiêm (nếu có).

Trẻ có thể có một số phản ứng sau tiêm thường gặp như:

Đau và sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm;

Quấy khóc, bú kém;

Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C).

Những phản ứng này thường sẽ tự khỏi trong vòng 24 giờ sau tiêm nhưng vẫn cần được lưu ý theo dõi thêm ngay cả khi trẻ đã về nhà. Việc theo dõi thân nhiệt trẻ sơ sinh sau tiêm chủng và để ý các dấu hiệu liên quan sẽ giúp nhận diện các bất thường ở trẻ và đưa ra cách thức xử lý phù hợp.

Chăm sóc trẻ sau tiêm tại nhà

Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, không chỉ theo dõi 30 phút đầu tại địa điểm tiêm chủng, gia đình cần tiếp tục theo dõi trẻ 1-2 ngày sau khi tiêm phòng về các phương diện:

Theo dõi thân nhiệt trẻ sơ sinh sau tiêm chủng;

Theo dõi nhịp thở của trẻ sau tiêm chủng;

Biểu hiện tinh thần, mức độ tỉnh táo;

Tình trạng ăn, ngủ, ở;

Quan sát dấu hiệu toàn thân và phản ứng tại chỗ tiêm (sưng, mẩn đỏ, phát ban...).

Các lưu ý trong việc chăm sóc sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh:

Chú ý quan sát trẻ thường xuyên và tránh không chạm, đè vào chỗ tiêm. Không chườm đắp, bôi bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

Nếu trẻ sốt thì kẹp nhiệt độ và thường xuyên theo dõi 2-4 giờ/lần, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu trẻ có thêm các dấu hiệu bất thường như: sốt cao trên 29 độ C, co giật, khó thở, tím tái, quấy khóc kéo dài, bú kém, phát ban, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, thở nhanh, ngắt quãng, khò khè thì cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất.

Các phản ứng nặng như sốc phản vệ, sốt co giật thường hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên các phản ứng này vẫn cần được theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế có chuyên môn.

Nếu cha mẹ cảm thấy không yên tâm về những phản ứng sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có thể đến gặp các bác sĩ, cán bộ y tế để được tư vấn và hỗ trợ thêm về cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, vì sức khỏe của con mình các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch tiêm phòng. Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần chú ý theo dõi chăm sóc trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên môn để khám và điều trị kịp thời.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....