Các rồi loạn tâm lý thường gặp ở tuổi dậy thì

Thứ Hai, 24/10/2022 03:14 PM (GMT+7)

Trẻ ở độ tuổi dậy thì bắt đầu có những thay đổi về hình thể, về tâm lý. Ở lứa tuổi “người lớn không ra người lớn, trẻ em không ra trẻ em” này thường khiến trẻ ngơ ngác, không hiểu được chính bản thân mình, thậm chí không chấp nhận chính cả bản thân mình

Stress kéo dài và trầm cảm

Tuổi dậy thì cũng là lứa tuổi chịu nhiều áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè. Thậm chí nhiều trẻ đã hình thành những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng của mình hay về trình độ của bản thân, hình thành các mong muốn vượt quá khả năng bản thân và gia đình lâu ngày dẫn đến stress.

Khi rơi vào trạng thái stress, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, đau đầu, hay suy nghĩ luẩn quẩn, ngủ không yên giấc... dẫn đến kết quả học tập giảm sút, sức khỏe yếu hơn so với các bạn.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì ở rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ vị thành niên. Đây là một rối loạn tâm thần dễ mắc phải do sự thay đổi hormone trong cơ thể, do áp lực từ xung quanh, việc học hành, áp lực từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc từ các chất kích thích mà trẻ tập tành tìm hiểu...

Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi khí sắc buồn rầu, bi quan, giảm năng lượng và mất hứng thú với tất cả mọi thứ xung quanh (ngay cả những hoạt động trước đây trẻ rất yêu thích). Trẻ mắc chứng bệnh này luôn cảm thấy bản thân yếu kém, thiếu tự tin, đôi khi có cảm giác tội lỗi và vô dụng.

tram-cam-tuoi-day-thi-4

Hội chứng tự ngược đãi bản thân

Hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self Harm) là một trong những rối loạn tâm lý thường gặp ở tuổi dậy thì. Hội chứng này đặc trưng bởi các hành vi tự gây tổn thương về mặt thể chất và tinh thần như tự cào cấu, rạch tay, nhịn ăn, nhổ tóc, tự đánh đập bản thân, lao đầu vào tường, tưởng tượng bản thân bị ruồng bỏ,…

Theo các chuyên gia, những hành vi tự hại ở người bị hội chứng này là phản ứng đối kháng lại với sang chấn tâm lý và căng thẳng thần kinh. Trẻ ở độ tuổi dậy thì có nguy cơ cao mắc hội chứng này do cách giáo dục cứng nhắc của nhà trường, thường xuyên bị ức chế tâm lý, gia đình thiếu sự quan tâm, hay la mắng, đánh đập,…

Rối loạn hành vi

Rối loạn hành vi đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại và thường xuyên của các hành vi xâm phạm đến các nguyên tắc và quyền lợi của người khác. Phần lớn các trường hợp bị rối loạn hành vi đều khởi phát triệu chứng trước 12 tuổi nhưng cũng có những trường hợp xuất hiện muộn hơn. Ở tuổi dậy thì, tác động của hormone làm gia tăng sự nhạy cảm trong cảm xúc và hành vi của trẻ, từ đó thúc đẩy khởi phát các biểu hiện của bệnh lý này.

Rối loạn hành vi là vấn đề tâm lý rất nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề. Ở giai đoạn dậy thì, sự thay đổi hormone chính là yếu tố gia tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu không được điều chỉnh, các hành vi này có thể phát triển qua tuổi trưởng thành dẫn đến rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

tuoi-day-thi-va-nhung-hoi-chung-de-mac-phai-1

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý thường gặp ở tuổi dậy thì. Bệnh lý này đặc trưng bởi trạng thái lo âu thái quá và kéo dài trong ít nhất 6 tháng. Sự lo lắng của người mắc chứng bệnh này thường không tương xứng với nguồn gốc của nỗi lo. Thậm chí một số người luôn có cảm giác lo âu, phiền muộn nhưng mơ hồ không rõ lo sợ về điều gì.

Trong các rối loạn lo âu, rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là loại thường gặp nhất. Các chuyên gia cho rằng, stress kéo dài ở trẻ em chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh này. Gia đình có thể nhận biết rối loạn lo âu lan tỏa thông qua một số biểu hiện như trẻ luôn lo lắng, buồn phiền, nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng bi quan, chần chừ khi đưa ra các quyết định không quá quan trọng, dễ cáu gắt, bực bội,…

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....