Cách nhận biết trẻ bị chân chữ X

Thứ Tư, 07/09/2022 04:39 AM (GMT+7)

Chân trẻ thường sẽ cải thiện và thẳng dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chân chữ X có thể là dấu hiệu của bệnh lý xương tiềm ẩn, đặc biệt khi tình trạng này không được cải thiện theo tuổi tác hoặc bắt đầu xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 6 - 7 tuổi.

Chân chữ X (chữ chi) ở trẻ

Khi các bé bắt đầu tập đi, xương chày sẽ xoắn lại, hiện tượng xoắn xương chày sẽ tạo thành chân chữ X nhẹ nhiều nhất vào năm 2-3 tuổi (đầu gối gần nhau nhưng 2 mắt cá chân cách xa nhau). Sự cong vẹo này sẽ tự điều chỉnh ở tuổi thứ 10. Đai và giày điều chỉnh không có tác dụng, hầu hết chân trẻ đều thẳng ở tuổi thiếu niên (13- 17 tuổi).

Nếu tình trạng này xảy ra ở mức độ nhẹ và không gây ra triệu chứng bất thường thì bạn không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu triệu chứng khởi phát muộn và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần phải cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.

chan-chu-x-2

Nguyên nhân gây chân chữ X ở trẻ

Ở trường hợp chân chữ X do nguyên nhân sinh lý, hai đầu gối sẽ quay vào nhau là do ảnh hưởng từ quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường của xương. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ lên 2, kéo dài cho đến 4 tuổi rồi dần được cải thiện. Nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện dị dạng ở đầu gối là do nguyên nhân tiềm ẩn. Cụ thể là:

- Bị thừa cân khiến đầu gối phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài.

 Mắc bệnh lý nhiễm trùng hoặc chấn thương tại đầu gối hoặc xương chân.

- Mắc phải các bệnh lý xương khớp di truyền hoặc loạn sản xương di truyền.

- Có vết gãy đã lành ở khu vực xương đang phát triển quanh đầu gối.

- Xuất hiện khối u lành tính ở vùng xương quanh đầu gối.

- Mắc một số bệnh lý mãn tính như suy thận, bệnh chuyển hóa, viêm tủy xương, viêm khớp gối,…

- Gặp các vấn đề về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…

- Bị còi xương do thiếu hụt vitamin D và canxi, khiến xương trở nên mềm yếu và biến dạng.

Cách nhận biết trẻ bị chân chữ X 

Trẻ có chân chữ X thường có 2 mắt cá chân ở cách xa nhau khi đứng thẳng và đầu gối chạm vào nhau, khoảng cách này thường từ 8cm trở lên. Khi bị chân chữ X nhưng không tự cải thiện theo thời gian sẽ tăng áp lực lên đầu gối và làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm khớp. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sau, phụ huynh hãy đưa bé đến bệnh viện để tham vấn ý kiến bác sĩ nhi khoa:

- Có sự khác biệt lớn giữa 2 chân khi đứng thẳng như 1 chân bị vẹo, chân còn lại bình thường.

- Khoảng cách giữa hai cổ chân lớn hơn 8cm khi đứng thẳng chân và hai đầu gối chạm vào nhau.

- Trẻ bị đau đầu gối hoặc đi lại khó khăn.

- Dáng đi dị dạng hoặc khập khiễng.

- Trẻ bị chân chữ X nhưng không cải thiện theo thời gian.

6e6tat-goi-veo
Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....