Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh gì?

Thứ Ba, 27/09/2022 07:54 AM (GMT+7)

Thoát vị bẹn thường xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi với tỉ lệ 1-3% và tỉ lệ 3-4,8% ở trẻ sinh non. Bệnh gặp ở cả trẻ trai – trẻ gái và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh gì?

Thoát vị bẹn được xếp vào nhóm bệnh bẩm sinh, là tình trạng một ống thông nhỏ được hình thành từ ổ bụng xuống vùng dưới bụng. Khi đó dịch trong ổ bụng hoặc ruột sẽ theo ống sà xuống tạo nên một khối phồng tại bẹn. Vào những tháng cuối thai kỳ hay sau khi sinh, ống phúc tinh mạc sẽ tự đóng lại, trẻ càng lớn, khả năng tự đóng càng thấp. Trường hợp ống phúc tinh mạc không thể đóng lại khi thai còn trong bụng sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh. 

Biểu hiện thường gặp của thoát vị bẹn 

- Nắn vào vùng phồng sờ được túi thoát vị. Khối thoát vị mềm, nắn không đau. Có khi nghe thấy tiếng lọc xọc của hơi và dịch trong lòng ruột.

- Hầu hết hiện tượng thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh không gây đau nhưng khi khối phồng to lên gây chèn ép cơ quan xung quanh khiến cho máu không thể lưu thông thì lúc này trẻ sẽ thấy đau. Lúc này, trẻ sẽ khóc nhiều hơn và căng thẳng, khó chịu. 

thoat-vi-ben-nghet-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong

- Xuất hiện khối sưng phồng tại vùng bẹn, bìu với trẻ trai và vùng mu-môi lớn ở trẻ gái. Khối phồng này căng to phần lớn ở tư thế đứng hoặc khi gắng sức như trẻ chạy nhảy, ho, quấy khóc hoặc rặn.

- Một số trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như bụng căng, nôn mửa, túi bẹn đổi màu hoặc sốt nhẹ. 

Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Thoát vị bẹn nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nhiều biến chứng cho trẻ như:

- Nghẹt ruột, rối loạn tiêu hóa: Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường có cảm giác ăn uống không ngon miệng gây chán ăn, chậm lớn, đặc biệt là việc đi vệ sinh diễn ra không thuận lợi.

- Tắc ruột, hoại tử ruột: Trong trường hợp ruột hoặc mạc treo ruột bị kẹt lại trong túi thoát vị không thể trở lại được. Tình trạng này có thể dẫn đến việc hoại tử và thường sẽ phải cắt bỏ một phần.

- Bệnh còn là yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn. 

Các bậc phụ huynh cần lưu ý khi khối thoát vị đã hình thành thì sẽ lớn dần, nhanh hay chậm tùy thuộc mỗi người. Vì vậy, bệnh sẽ không thể tự khỏi khi trẻ lớn lên nếu không được can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh, cần đưa trẻ đi khám và phẫu thuật thoát vị bẹn càng sớm càng tốt, tránh các trường hợp đáng tiếc dẫn tới biến chứng nghẹt và thậm chí phải cắt bỏ tạng thoát vị bị hoại tử.

20200730_003532_527318_hep_dong_mach_phoi_.max-1800x1800
Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....