Hội chứng hít ối phân su ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Thứ Năm, 14/07/2022 06:08 PM (GMT+7)

Hội chứng hít ối phân su (MAS - meconium aspiration syndrome) xảy ra khi trẻ gặp vấn đề về hô hấp do hít phân su vào phổi.

Mức độ nặng của hít ối phân su tùy thuộc vào lượng ối phân su mà trẻ hít vào, càng nhiều càng nghiêm trọng, cũng như các bệnh lý nền của trẻ như: nhiễm trùng bào thai, tim bẩm sinh, dị tật…

Hít ối phân su có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh do trẻ hít nước ối có chứa phân su, làm tắc nghẽn đường thở một phần hay hoàn toàn, gây rối loạn sự trao đổi khí ở phổi và suy hô ấp nặng.

20190819_143819_759113_tre-so-sinh-bi-xep-.max-1800x1800

Biểu hiện hít ối phân su ở trẻ sơ sinh

Trước và trong khi sinh, trẻ hít ối phân su sẽ có thể có những biểu hiện sau:

- Trẻ sinh ra thường có tầm vóc to, người phủ đầy phân su, miệng hầu đầy nước ối phân su.

- Trẻ có các vấn đề về hô hấp như thở nhanh, khó thở, ngừng thở, ngực căng phồng…

- Da của trẻ có màu khác lạ, đổi màu, có thể là xanh lam, hoặc xanh lá cây do trẻ bị nhuộm bởi phân su.

- Trong nước ối có phân su hoặc những vết bẩn có màu xanh đậm.

Hít ối phân su có nguy hiểm không?

Mức độ nặng của hít ối phân su tùy thuộc vào lượng ối phân su mà trẻ hít vào, càng nhiều càng nghiêm trọng, cũng như các bệnh lý nền của trẻ như: nhiễm trùng bào thai, tim bẩm sinh, dị tật…

Các kích ứng hóa học của phân su còn gây viêm phổi, nhiễm trùng và bất hoạt surfactant (hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang, giúp các phế nang giãn nở và thông khí tốt).

Cách điều trị khi trẻ bị hít nước ối phân su

Sau khi mẹ sinh, bác sĩ sẽ nhanh chóng hút dịch nhầy ở mũi, miệng và cổ họng trẻ. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một ống thông vào khí quản trẻ để hút phân su ra khỏi. Cứ như vậy cho đến khi phân su không còn trong phổi hay khí quản.

Nếu trẻ sơ sinh ngưng thở hoặc nhịp tim yếu, bác sĩ sẽ sử dụng túi và mặt nạ oxy để bé hít thở. Điều này giúp cung cấp oxy cho trẻ và bơm oxy vào phổi.

Sau quá trình cấp cứu kịp thời này, trẻ sẽ được chăm sóc và theo dõi đặc biệt.

20190819_134141_993413_hit-nuoc-oi-phan-su.max-1800x1800

Cách phòng ngừa trẻ bị hít ối phân su

Những mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp, thai chậm phát triển, bệnh tim phổi mãn tính… cần được theo dõi sát sao suốt thai kỳ và trong lúc sinh. Khi gần sinh, nếu siêu âm thấy nước ối có màu xanh đậm thì rất có khả năng trẻ hít phải phân su. Lúc này mẹ bầu cần báo ngay với bác sĩ để theo dõi nhịp tim thai và có những biện pháp can thiệp sớm để tránh tai biến nguy hiểm.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....