Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Thứ Năm, 29/10/2020 09:52 AM (GMT+7)

Trẻ em bị tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới tử vong. Tiêu chảy cấp, thường chết do cơ thể mất một lượng nước và muối lớn. Để giúp trẻ phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn.

Tiêu chảy thường hay xảy ra nhất là ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày.

Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày)Tiêu chảy kéo dài là khi bị tiêu chảy trên 2 tuần hoặc nhiều hơn.

tieu chay

Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và chế độ ăn của trẻ.

Để phòng mất nước ngày tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường như ORS, nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…

Nếu có mất nước phải đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế cơ sở hoặc trạm y tế để điều trị. Cách điều trị mất nước tốt nhất là cho trẻ uống ORS và các loại dung dịch chế từ thực phẩm. Số lượng dung dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài là:

Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100ml; Trẻ từ 2-10 tuổi: 100-200ml; Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.

Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.

Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.

Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều đường?

Đường rất ngon. Nó có vị khó tin và thay đổi hương vị đáng kể khi được thêm vào những thứ khác. Đường...

Người lớn uống sữa mẹ có tốt không?

Chúng ta biết sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng và tốt cho trẻ sơ sinh . Nhưng liệu nó có tác dụng tương tự đối với...

Có những loại sữa nào tốt cho sức khỏe

Các loại sữa khác nhau chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Chúng cũng có thể trải qua các phương pháp xử lý khác...

Sữa nào tốt nhất cho xương?

Không nghi ngờ gì nữa, sữa là một thành phần thiết yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh. Nó là một nguồn...