Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu ốm nghén

Thứ Tư, 06/11/2019 04:03 PM (GMT+7)

Với những phụ nữ mang thai, thì một thực đơn cho bà bầu ốm nghén hợp lý giúp cho bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian bị nghén. Bà bầu bị nghén nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chia nhỏ các bữa ăn, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, tránh xa những thức ăn gây kích thích tiêu hóa.

canh-y-di

Nguyên nhân gây ốm nghén

Hormon HCG do rau thai tiết ra là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ốm nghén ở bà bầu ngoài ra còn do tăng hormon sinh dục nữ estrogen và progesterone. Trong thời gian mang thai các hormon này tăng lên rất nhiều lần giúp cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời cũng gây ra các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu như:

Buồn nôn và nôn

Tăng nhạy cảm với một số mùi

Thay đổi trên đường tiêu hóa: Đầy bụng, chậm tiêu...

Ốm nghén thường nặng nhất vào giai đoạn nào?

Ốm nghén khi mang thai còn có tên gọi là “bệnh buổi sáng” (Morning sickness) do các triệu chứng thường nặng nề vào lúc mới thức dậy. Tuy thế, phần lớn các mẹ bầu đều có thể bị ảnh hưởng tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi có sự kích thích về mùi, vị thức ăn hay cả âm thanh, ánh sáng, nơi đông người. Không những thế, mẹ bầu còn gặp phải cảm giác chán ăn, thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ...

Đỉnh điểm của các rối loạn này cũng thay đổi trên từng sản phụ nhưng phần lớn là tập trung nhiều quanh tuần lễ thứ chín của thai kì. Một số giả thiết được đặt ra để giải thích cho vấn đề này là do đây là mốc thời gian hình thành trọn vẹn các cơ quan của bào thai. Dưới sự huy động một lượng lớn các nguyên liệu, chất xúc tác, phản ứng chuyển hóa và nồng độ hormone tăng trưởng, những cơn “bùng nổ sinh hóa” khiến cơ thể người mẹ mất căn bằng và hoạt động của các hệ cơ quan từ đó cũng bị xáo động theo.

Bên cạnh đó, cũng cần phải xác định rõ ràng là ốm nghén không phải là “biểu hiệu” tốt hay xấu về tình trạng mang thai và cũng không phản ánh được gì về sự phát triển của em bé cũng như giúp đánh giá điều kiện sức khỏe của mẹ để mang thai. Tuy nhiên, nếu sản phụ bị mất nước, rối loạn điện giải nặng do nôn ói, sụt cân nghiêm trọng là điều đáng báo động và nên nhập bệnh viện để được can thiệp kịp thời. Trong những trường hợp ốm nghén gây ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ, chỉ định đình chỉ thai kỳ có thể được đặt ra.

Phương pháp giảm ốm nghén

Khi bị ốm nghén để giảm triệu chứng nôn và buồn nôn chị em nên áp dụng những cách sau:

Ăn những thực phẩm dễ tiêu, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa nên ăn ít tránh gây đầy bụng.

Không ăn những thực phẩm gây kích thích dạ dày như: Đồ ăn nhiều gia vị, chất béo, đồ chiên xào rán, thức ăn cay nóng, rượu, cà phê, thức ăn có mùi gây khó chịu.

Uống nhiều nước mỗi ngày, ngoài ra có thể uống thêm sữa, các loại nước trái cây...

Thường xuyên tập thể dục, nhưng cũng chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng về tinh thần.

Tăng cường ăn rau xanh, các loại hoa quả chín, các loại đậu...

Ăn những thực phẩm khô như: Bánh mì, bánh quy...

Một số thức ăn với gừng cũng giúp giảm nôn nghén.

Gợi ý một số thực đơn chống nghén cho bà bầu

Một số món ăn và loại nước uống dưới đây giúp bà bầu hạn chế nghén.

Cháo ý dĩ: Ý dĩ 15g, gạo 100g, gừng 100g, đường đỏ 20g. Ý dĩ và gạo nấu chín, sau đó cho gừng giã nhỏ vào, đun nhỏ lửa cho đến khi sôi lại rồi cho đường vào khuấy đều. Ăn ngày 2 lần, lúc đói, ăn nóng. Cần ăn trong vòng 3 ngày liền.

Nước mía và gừng tươi: Mía tím khoảng 300g, gừng tươi 5g. Mía đem nướng cho nóng rồi ép lấy nước, gừng giã nhỏ lấy nước bỏ bã rồi cho vào nước mía khuấy đều. Uống chia 3 lần, trước khi ăn. Duy trì uống từ 3- 5 ngày sẽ thấy có tác dụng.

Dinh dưỡng hợp lý cho người mang bầu bị nghén nặng

Nước ô mai: Ô mai 20 quả, gừng tươi 5g, đường đỏ 30g, nước 400ml. Cho tất cả vào nồi đun sôi đến khi nước đặc hơn, bỏ ra uống chia 3 lần trong ngày, uống trước ăn 30 phút. Uống trong khoảng từ 3-5 ngày.

Me, sấu ngâm gừng: Quả me 200g, quả sấu 200g, gừng tươi 10g, đường 30g. Me và Sấu đồ chín, quả me sau khi đồ chín thì bóc vỏ cứng bên ngoài. Gừng giã nhỏ trộn với đường rồi cho vào cùng me và sấu trộn đều đến khi đường tan hết là được. Sau đó ăn thay những lúc ăn vặt.

Canh Sấu: Sấu 5 quả, sườn lợn 200g, bí xanh 100g, gia vị vừa đủ. Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng vừa ăn ướp gia vị. Cho sấu và sườn vào nấu kỹ sau đó cho bí xanh đã gọt vỏ cắt miếng vào nấu đến khi chín. Ăn ngày 2 lần, lúc đói hoặc ăn với cơm trong 3 ngày liền.

Canh me: Cá trắm 300g, me, cà chua, rau cải trắng 100g, gia vị vừa đủ. Cá rửa sạch ướp gia vị trong vòng 20 phút. Me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải rửa sạch thái nhỏ. Cho cá, dầu ăn, cà chua vào nồi xào qua, sau đó cho me và nước vào đun sôi đến khi chín thì cho rau cải vào và cho gia vị vừa đủ ăn canh sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói trong 3-5 ngày liên tiếp. Chú ý một số bà bầu bị nghén sợ mùi cá thì áp dụng các món ăn ở trên.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...