Con bạn cần bao nhiêu kali là đủ?

Thứ Bảy, 08/10/2022 03:45 PM (GMT+7)

Kali là dưỡng chất quan trọng để duy trì sự cân bằng dịch của cơ thể cũng như duy trì mức huyết áp tối ưu. Tuy nhiên, cũng có một số nguy hiểm tiềm tàng có liên quan đến việc tiêu thụ ít kali (hạ kali máu) và quá nhiều kali (tăng kali máu) nên các bậc cha mẹ cần lưu ý.

Hạ kali máu – Kali thấp ở trẻ em

Rất hiếm khi trẻ bị thiếu kali do chế độ ăn nghèo kali. Nhưng nếu trẻ bị nôn và tiêu chảy dẫn đến mất nước hoặc đổ mồ hôi quá nhiều, trẻ có thể bắt đầu có những dấu hiệu của việc thiếu kali (hạ kali máu). Kali có thể bị mất qua tiêu chảy, nôn mửa cũng như mồ hôi. Đôi khi sự thiếu hụt magie cũng có thể liên quan đến mất kali và hạ kali máu.

Các triệu chứng thiếu kali nhẹ có thể bao gồm yếu cơ, táo bón, mệt mỏi và khó chịu. Nếu hạ kali máu ở mức vừa hoặc nặng, sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiểu nhiều, khó thở, tê liệt cơ bắp và rối loạn nhịp tim. Hạ kali máu nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

Tăng kali máu – Quá nhiều kali cho trẻ

Tăng kali máu cũng nguy hiểm như hạ kali máu. Tuy nhiên, tình trạng tăng kali máu rất hiếm khi xảy ra nếu chỉ qua chế độ độ ăn mà không sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung kali hoặc có vấn đề về thận.

Tăng kali máu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như vấn đề về nhịp tim, vì vậy không nên sử dụng viên uống kali bổ sung cho trẻ trừ khi bác sĩ nhi khoa có khuyến cáo cụ thể. Các triệu chứng khác của tăng kali máu bao gồm mệt mỏi và tê ngứa chân tay.

 Con bạn cần bao nhiêu kali?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kali của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là độ tuổi của bé:

- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 3.000 mg mỗi ngày.

- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần khoảng 3.800 mg mỗi ngày.

Tuy nhiên trẻ không cần nhận đủ lượng kali theo khuyến cáo này hàng ngày. Thay vào đó chúng có thể được tích lũy theo đơn vị trung bình là một vài ngày hoặc một tuần tùy theo sự lựa chọn của các bậc cha mẹ.

bo-sung-kali-cho-be-feature-image

Nguồn thực phẩm giúp bổ sung kali cho trẻ

Kali có trong rất nhiều loại thực phẩm. Các loại hoa quả và rau xanh là nguồn cung cấp kali quan trọng nhất: các loại đậu quả và đậu hạt, táo, bầu, bí, chuối và đu đủ… Cha mẹ cần lưu ý là việc nấu chín trong nước sẽ làm giảm từ 50 – 70% lượng kali trong các loại thực phẩm này. Do đó, chúng ta nên làm chín bằng hơi hoặc bỏ lò hoặc ăn sống để lượng kali trong thực phẩm được hấp thụ tối đa. Kali còn có trong nhiều loại cá, sò biển, sữa chua, hạt bí đao, ngũ cốc, chocolate…

ha-kali-mau-nen-an-gi1567220575
Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....