Cung cấp thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh cho đồng bào công giáo

Thứ Sáu, 27/11/2020 03:31 PM (GMT+7)

Sáng 27-11, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Sở Y tế Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) cho đồng bào công giáo tỉnh Thanh Hóa.

Sáng 27-11, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Sở Y tế Thanh Hoá đã tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) cho đồng bào công giáo tỉnh Thanh Hóa.

 

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam sẽ dư thừa 1,38 triệu đàn ông vào năm 2026 và nếu không có can thiệp kịp thời để chặn đứng sự gia tăng MCBGTKS đến năm 2050, tại Việt Nam tùy theo tình hình can thiệp dự báo sẽ chênh lệch giữa số lượng nam và nữ từ 2,3 đến 4,3 triệu người.

Thanh Hóa là 1 trong những tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao trong cả nước (115 bé trai/100 bé gái năm 2019). Thực trạng MCBGTKS sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội.

Tình trạng “nam thừa, nữ thiếu” sẽ làm cho rất nhiều nam giới khó khăn trong việc tìm bạn đời cũng như gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và ảnh hưởng tới cuộc sống.

MCBGTKS chủ yếu do việc lựa chọn giới tính thai nhi, ưa thích con trai. Do đó, giải pháp của vấn đề là cần được giải quyết trong bối cảnh rộng lớn của phát triển kinh tế - xã hội và quyền con người để xóa bỏ bất bình đẳng giới, đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em.

 

Với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu MCBGTKS”, Hội thảo đã cung cấp cho đồng bào công giáo tỉnh Thanh Hoá những vấn đề trọng tâm về công tác dân số trong tình hình mới; thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy, giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS tại Việt Nam và Thanh Hóa.

Cùng với đó là một số các quy định cấm của Nhà nước trong vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi. Đồng thời thông tin về thực trạng công tác truyền thông và các giải pháp truyền thông về MCBGTKS cho đồng bào công giáo...

 

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa Nguyễn Bá Cẩn đề nghị sự quan tâm, hỗ trợ vào cuộc tích cực của các cấp, ngành và đoàn thể từ trung ương tới cơ sở.

Mọi tầng lớp Nhân dân đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi trong triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dân số Việt Nam đến năm 2030, Chương trình hành động quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2020-2030, nhằm can thiệp một cách có hiệu quả, góp phần kiểm soát và giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trong thời gian tới.

Tô Hà

 
Thế Thành

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...