Dân số Việt Nam trong thời kỳ mới: Phân bố hợp lý, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

Thứ Năm, 12/11/2020 03:23 PM (GMT+7)

Công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) vừa tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) cho biết, sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành TW Đảng khóa VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dân số được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết đề ra và tiếp tục duy trì đến nay, hạn chế sinh thêm hơn 20 triệu người trong 25 năm qua.

Hoi-thao03

Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phát biểu tại hội thảo.

Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng cao. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng; Chất lượng dân số được cải thiện nhiều mặt, tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi vào năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số được phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh...

Tuy nhiên, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế như mức sinh giữa các vùng miền còn chênh lệch đáng kể.

Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng; chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Người ít có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con còn đẻ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.

 
Hoi-thao02

Các đại biểu, khách mời tham gia hội thảo.

Đặc biệt, chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân tăng trưởng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp hơn so với nhiều nước...

Công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao, vai trò nhà trường còn hạn chế. Nội dung truyền thông, cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào KHHGĐ; tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số tại các cấp cơ sở còn thấp.

Tại Hội thảo, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cung cấp các thông tin liên quan đến định hướng về điều chỉnh mức sinh, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thời gian tới; định hướng trong lĩnh vực cơ cấu, chất lượng dân số.

Hoi-thao01

Nhiều thông tin, ý kiến và giải pháp được trình bày tại Hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam.

Để khắc phục tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đề ra các mục tiêu: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, khắc phục chênh lệch mức sinh giữa các địa phương; xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động riêng cho từng vùng mức sinh khác nhau thay cho một nội dung tuyên truyền chung cho cả nước.

Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phù hợp với từng vùng mức sinh. NQ 21-NQ/TƯ, Nghị quyết 137/NQ-CP và Quyết định 588/QĐ-Ttg yêu cầu phải thực hiện mục tiêu duy trì mức sinh thay thế và khắc phục tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng.

Phương Dung

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...