Dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài

Thứ Bảy, 08/10/2022 11:14 AM (GMT+7)

Viêm tai ngoài là bệnh về tai mũi họng thường gặp có mức độ nghiêm trọng từ nhiễm trùng nhẹ ống tai ngoài đến viêm tai ngoài ác tính có thể đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài là gì?

Bệnh viêm tai ngoài thường là do tiếp xúc với hơi ẩm. Bơi lội hoặc do tắm quá thường xuyên có thể dẫn đến nhiễm trùng tai ngoài. Nước còn sót lại bên trong ống tai có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn và nấm.

Nước ao hồ thường chứa nhiều vi khuẩn là thủ phạm chính gây viêm tai ngoài. Nước hồ bơi cũng vậy, vì clo trong nước bể bơi có thể tiêu diệt vi khuẩn có ích ở trong ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập. Thậm chí khi có quá nhiều nước từ bồn tắm hoặc vòi hoa sen vào trong ống tai ngoài cũng có thể gây viêm tai ngoài.

Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra nếu lớp da mỏng tạo thành ống tai bị thương. Việc gãi mạnh, sử dụng tai nghe hoặc dùng tăm bông đưa vào tai có thể làm tổn thương vùng da mỏng manh này.

Khi lớp da này bị tổn thương và bị viêm, nó có thể tạo chỗ cho vi khuẩn phát triển. Ráy tai là lớp bảo vệ tự nhiên của tai chống lại nhiễm trùng, nhưng việc tiếp xúc thường xuyên với độ ẩm và gãi tai có thể làm hết ráy tai trong tai, khiến nguy cơ bị nhiễm trùng tăng cao hơn.

Dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài

Bệnh viêm tai ngoài có dấu hiệu nhận biết khá dễ dàng. Chỉ cần thông qua một số triệu chứng ở phần tai phía bên ngoài. Những dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài sẽ như sau: 

- Thính lực bị ảnh hưởng rõ rệt, có thể là nghe không rõ hoặc thậm chí mất thính lực tạm thời.

- Cảm thấy trong tai có áp lực, thường xuyên bị ù tai hoặc ngứa tai.

- Đau nhức ở tai, đặc biệt là khi ấn vào phần tai và dái tai. Càng cảm thấy đau nhức dữ dội có nghĩa là bệnh đã nặng hơn.

viem-tai-ngoai-co-tu-khong1

- Xuất hiện nhiều dịch mủ chảy từ trong tai lẫn với mùi hôi khó chịu.

- Trong một số trường hợp xuất hiện mụn, nhọt trong tai gây đau nhức dữ dội.

- Người mệt mỏi, có dấu hiệu sốt nhẹ.

Viêm tai ngoài có thể tự khỏi được không?

Có một số ý kiến cho rằng viêm tai ngoài có thể tự khỏi. Nhưng thực tế, dù bệnh ở tình trạng nhẹ, nặng hay tái phát nhiều lần thì người bệnh vẫn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Khi đó, dự vào kết quả bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý điều trị bệnh hay chủ quan không điều trị. Bởi khi điều trị sai cách, bệnh sẽ càng kéo dài hơn và gây nên nhiều nguy hiểm. 

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....