Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và định hướng truyền thông về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ Bảy, 17/10/2015 01:01 AM (GMT+7)

Ngày 16/10/2015 Tổng cục Dân số- kế hoach hóa gia đình tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và định hướng truyền thông về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh tại Hà Nội.

 Hội thảo cho thấy thực trạng Mất cân bằng giới tính khi sinh tại việt Nam với những dự báo về hệ lụy của nó thật khó lường. Mặc dù MCBGTKS ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với các nước quanh khu vực, nhưng diễn biến lại rất nhanh, và điều đặc biệt là tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam cao ngay từ lần sinh thứ nhất và cao ở lần sinh cuối (theo qui luật dừng), vì đa phần xã hội hiện nay người dân đang chấp hành tốt chính sách qui mô gia đình ít con, do đó họ đã có sự tính toán và chủ động lựa chọn giới tính ngay từ lần sinh đầu tiên. Điều đặc biệt là tỷ số GTKS ở thành thị cao hơn nông thôn, bởi công nghệ phát triển người dân thành thị bao giờ cũng được tiếp cận với các công nghệ hiện đại một cách sớm nhất và họ thường là có điều kiện về kinh tế, có kiến thức để tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Bà Đỗ Quỳnh Hương- Phó vụ trưởng Vụ TTGD trình bày báo cáo

Trong báo cáo tại Hội thảo của Vụ Truyền thông- Giáo dục cho thấy TSGTKS cao ở những gia đình có kinh tế khá giả và nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cao. Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi 15-49 biết trước giới tính thai nhi. Trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh chênh lệch cao nhất là Hưng Yên năm 2014 là 119.5 (theo thống kê của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và báo cáo thống kê năm 2014)

Tại hội thảo đưa ra 3 phương án: thứ nhất phương án tích cực, TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 115 vào năm 2020 sau đó giảm dần và trở về mức 105 vào năm 2025; thứ hai phương án quá độ, TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 120 vào năm 2020 sau đó giảm dần và trở về mức 105 vào năm 2030; thứ 3 phương án không can thiệp sẽ tăng lên khoảng 125 vào năm 2020 và tiếp tục duy trì ở mức này cho tới năm 2050. Dự đoán tới năm 2050, chênh lệch số lượng nam và nữ từ 2,3 triệu đến 4,3 triệu người.

Bà Phan Thu Hiền- Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam

Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc cho biết vấn đề bất bình đẳng giới là một nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh. Và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ các nước trên thế giới là cần phải giải quyết vấn đề bình đẳng giới một cách thực sự. Cần nâng cao vai trò của nữ giới trong mọi lĩnh vực và đặc biệt là sự ghi nhận của xã hội đối với giá trị và vai trò của nữ giới trong gia đình cũng như trong xã hội. Bên cạnh đó Hội thảo nhằm định hướng cho chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố tăng cường xã hội hóa và đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

                                                               Tin:  Thanh Thủy

                                                                Ảnh:  Đắc Xuân

System

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...