Hội thảo truyền thông về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ Hai, 21/09/2015 08:18 AM (GMT+7)

Ngày 18/9/2015 Tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Truyền thông về bình đẳng giới và Mất cân bằng giới tinh khi sinh do Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tổ chức.

Tham dự Hội thảo là đại diện Lãnh đạo, cán bộ Tổng cục DS-KHHGĐ và một số Ban, ngành, đoàn thể, báo chí, truyền thông liên quan.

Trong bài phát biểu chỉ đạo ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết Việt Nam là một trong ba nước khu vực Châu Á mức độ bình đẳng giới cao nhất. Tuy nhiên ông cho rằng vẫn còn nhiều thách thức và gian nan, sự bình đẳng thực sự về Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Giáo dục và Y tế ở Việt nam vẫn còn khoảng cách cần lấp đầy. Một trong những hậu quả của bất bình đẳng giới là Mất cân bằng giới thính khi sinh.

Cũng trong Hội thảo Bà Phan Thu Hiền- Chuyên gia giới đại diện Unfpa tại Việt Nam đánh giá mối liên quan giữa bất bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh và lựa chọn giới tính thai nhi. Đồng thời chỉ ra vấn đề cốt lõi của MCBGTKS đó là từ tâm lý ưa thích con trai, cùng với áp lực qui mô gia đình nhỏ và sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ lựa chọn giới tính thai nhi dẫn đến việc lựa chọn giới tính trước sinh.

Từ phải qua trái Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ; Bà Phạm Thanh Bình - Phó Chánh văn phòng Bộ Y tế; Ông Đinh Huy Dương - Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ

Tại Hội thảo Tổng cục DS-KHHGĐ đã đưa ra số liệu về biến động tỷ số GTKS 10 tỉnh cao nhất 2009-2014, trong đó cao nhất là Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh. Trước thực trạng này Hội thảo đưa ra thông điệp: “Muốn thay đổi tương lai thì phải hành động ngay từ ngày hôm nay”. Công tác truyền thông cần phải hàng loạt và đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân tiến tới chấp nhận giá trị mới đó là nữ giới làm được nhiều việc và đảm nhận nhiều vai trò trong gia đình và xã hội và cần được ghi nhận.

Về phía Unfpa cũng cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc giảm “cầu” vì đây là chiến lược bền vững và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các Ban ngành đoàn thể, nhưng trước mắt cần phải tập trung giảm “cung” và dự kiến việc thích ứng với những hệ lụy của MCBGTKS trong tương lai.

                                                                        Tin: Thanh Thủy

                                                                                       Ảnh Đắc Xuân 

 

System

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...