Làm thế nào để khắc phục chứng hay quên ở tuổi dậy thì?

Thứ Năm, 27/10/2022 04:19 PM (GMT+7)

Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì đang là tình trạng báo động. Bởi nó không chỉ khiến khả năng học tập của giới trẻ bị giảm sút, mà về lâu dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn. Vậy làm thế nào để khắc phục chứng hay quên ở tuổi dậy thì?

Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì là gì?

Suy giảm trí nhớ tuổi dậy thì hay còn có tên gọi khác là suy giảm trí nhớ ở học sinh, chứng hay quên, suy giảm nhận thức, hội chứng suy giảm trí nhớ… Đặc thù của hiện tượng này là tình trạng vận chuyển thông tin về vỏ não để ghi nhớ bị ngưng trệ, gây suy giảm khả năng ghi nhớ của não bộ. Lâu dần theo thời gian sẽ gây mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn, sa sút khả năng tư duy, làm giảm kết quả học tập.

20211227_Chung-hay-quen-keo-dai-anh-huong-den-tam-trang-cua-nguoi-benh

Các dấu hiệu của chứng hay quên ở tuổi dậy thì 

Biết được các triệu chứng hay quên ở tuổi dậy thì sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và có phương hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất:

- Hỏi lại nhiều lần một vấn đề.

- Không thể ghi nhớ các sự việc hay hành động trong một thời gian ngắn.

- Khả năng học tập giảm sút, hay lơ đãng, phản ứng chậm chạp.

- Mệt mỏi, stress, lo lắng, bất an, ngủ chập chờn, mất ngủ, cảm giác thờ ơ với mọi thứ xung quanh.

Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng trên. Vì thế nếu có nghi ngờ, cha mẹ nên sơm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện trí nhớ ở trẻ dậy thì 

- Khuyến khích các bé tham gia vui chơi ngoài trời, các hoạt động tập thể để tăng tương tác, kích thích não bộ hoạt động tự nhiên.

- Xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả, kết hợp với giải trí vui chơi lành mạnh để giảm áp lực.

- Tập luyện thể dục hàng ngày để tăng cường máu lên não, cơ thể khỏe mạnh và năng động.

- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường các chất có lợi như chất xơ, các loại vitamin, đạm và hạn chế chất béo.

nhung-thuc-pham-tang-chieu-cao-o-tuoi-day-thi-2

- Rèn luyện trí nhớ bằng các trò chơi trí tuệ lành mạnh, hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, tivi.

- Rèn luyện thói quen ăn, ngủ đúng giờ.

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe để có thể phát hiện ra sớm chứng hay quên để có biện pháp khắc phục sớm.

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....