Làm thế nào để tạo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị béo phì?

Thứ Tư, 01/03/2023 03:24 PM (GMT+7)

Khi trưởng thành, những trẻ này có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, các bệnh mạn tính không lây và hội chứng chuyển hóa. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 30% trẻ béo sẽ trở thành người béo khi trưởng thành, kèm theo đó là các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và ung thư...

Bệnh béo phì ở trẻ em là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, bệnh béo phì ở trẻ em là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Béo phì là hiện tượng cân nặng cao hơn mức cân nặng nên có tương ứng với chiều cao. Nó là sự tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ cùng các cơ quan khác ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vì sao trẻ thừa cân nhưng vẫn thiếu chất?

Rất nhiều bậc phụ huynh không nhận ra trẻ bị thừa cân, do tâm lý thường cho rằng con mập một chút mới là đủ, là khỏe. Nhưng thực tế có một số bé dù bị coi là “hơi còi” nhưng thực chất là bé đã đủ cân rồi. Trẻ thừa cân béo phì nhưng lại thiếu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết do chúng được “che đậy” dưới thân hình mũm mĩm vì vậy các bậc phụ huynh thường cho rằng con mập tức là đủ chất nhưng thực ra không phải.

Bởi thừa cân béo phì là do bé chủ yếu tiêu thụ các chất đạm, đường, chất béo, còn các chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết khác có thể bị thiếu hụt mà ba mẹ không hề biết, chỉ đến khi đi thăm khám mới phát hiện ra.

Đặc biệt, trẻ thừa cân, béo phì rất hay thiếu vitamin D. Đây là một chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp xương vững chắc, giúp trẻ cao lớn hơn. Khi thiếu vitamin D trẻ cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp như hen phế quản, bệnh nhiễm trùng,…

image4

Làm thế nào để tạo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị béo phì?

Muốn trẻ béo phì giảm cân, đầu tiên cần thay đổi khẩu phần ăn của trẻ. Việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý vì nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của trẻ.

Không cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, thay vào đó có thể hấp, luộc, cho trẻ ăn ít gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, xúc xích, kem... Hạn chế không cho trẻ uống nước ngọt có ga, và không ăn tối trước khi đi ngủ; hạn chế cho trẻ đi ăn nhà hàng, thực phẩm đóng gói sẵn; gia đình không nên dự trữ đồ ăn vặt trong nhà.

Để đảm bảo trẻ vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế các loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng nhưng ít đường và chất béo hơn như khoai lang, ngô. Có thể cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

Bên cạnh đó, nước lọc, nước ép trái cây rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên bạn chỉ nên cho trẻ dùng nước ép trái cây một cách vừa phải vì nếu uống nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như đây là loại thức uống tăng lượng đường trong cơ thể của trẻ.

Trong quá trình thay đổi này, sữa rất cần thiết vì sữa cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi, các vitamin và khoáng chất khác rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ. Hãy hạn chế các loại sữa béo vì đó là một trong những thủ phạm gây ra chứng béo phì.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....