Làm thế nào khi mắc hội chứng tiền kinh nguyệt?

Thứ Tư, 31/07/2019 08:56 AM (GMT+7)

Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra với đa phần phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Phải làm gì để thoát khỏi những cơn đau, mệt mỏi do hội chứng này gây ra?

Theo BS. Kim Oanh, hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm các triệu chứng thể chất và cảm xúc như nổi trứng cá, vú cương đau, cảm giác mỏi mệt, khó ngủ, đầy, trướng bụng, táo bón hay tiêu chảy, nhức đầu hay đau lưng, sổ mũi, đau họng và cảm giác có sốt, mất sự thèm ăn hay ngược lại.

 Đau cơ khớp, khó tập trung suy nghĩ, nhớ lại, cảm giác căng thẳng, dễ kích thích, khí chất thay đổi hay có người lại dễ khóc, lo sợ hay trầm cảm. Ở một số người, hội chứng tiền kinh nguyệt thật sự đáng sợ, chúng có thể khiến chị em ngất lịm vì những cơn đau. Tuy nhiên, các triệu chứng này có khác nhau ở mỗi người.

tienkinhnguyet

Nếu có hội chứng tiền kinh nguyệt thì nên theo dõi các triệu chứng trong vài tháng, ghi chép mức độ nặng nhẹ. Có nhiều phương pháp để giảm nhẹ hội chứng này nhưng không hiệu quả cho mọi phụ nữ.

Nếu không quá nặng thì chỉ cần thay đổi lối sống, có thể bổ sung các vitamin C, D, E,... và axit folic mỗi ngày, làm nhẹ một số triệu chứng kết hợp vận động thân thể; ăn nhiều thực phẩm: rau quả, đậu đỗ...

Tránh ăn mặn, ăn ngọt, không dùng cà phê, rượu khi có hội chứng tiền kinh nguyệt; cần ngủ 8 giờ mỗi tối, tránh và chống lại tình trạng stress. Chú ý uống nhiều nước, tránh lao động quá nặng.

Nếu đã thực hiện như trên một thời gian mà tình trạng không cải thiện thì nên đi khám bác sĩ phụ khoa để được tư vấn điều trị phù hợp. Một số thuốc có thể được sử dụng trong hội chứng tiền kinh nguyệt nặng như thuốc giảm đau thông thường (ibuprofen, aspirin, hay naproxen) có thể giúp giảm cơn co thắt tử cung, nhức đầu, đau lưng...

Trong trường hợp nặng hơn, có thể dùng viên thuốc tránh thai để ức chế phóng noãn, các triệu chứng sẽ giảm nhẹ (đau quặn, nhức đầu) và ra kinh ít hơn... Tuy nhiên cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....