Lưu ý khi bù điện giải chữa tiêu chảy ở trẻ em

Thứ Tư, 15/01/2020 11:06 AM (GMT+7)

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi sử dụng thuốc Oresol cần phải tuân theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất.

bu-dien-giai

Tác dụng của thuốc bù điện giải

Thuốc bù điện giải hiện nay đang được sử dụng là thuốc Oresol. Thuốc gồm các thành phần Na, K, CI, thích hợp cho việc bù lại lượng nước và điện giải đã mất qua phân.

Thuốc này dùng để điều trị mất nước do tiêu chảy ở trẻ em.

Thuốc được dùng để thay thế chất điện giải bị mất trong các trường hợp như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, hay khi hoạt động thể thao, những người làm việc vất vả, nặng nhọc...

Đối với tình trạng tiêu chảy ở trẻ em, Oresol là một trong những cách chữa trị hiệu quả nhất. Khi uống thuốc Oresol, sẽ giúp cơ thể trẻ bù lại được lượng kali đã mất trong khi bị tiêu chảy bởi trẻ em bị mất kali trong phân nhiều hơn so với người lớn. Khi thêm Citrate vào dung dịch, thuốc có tác dụng khắc phục nhiễm toan chuyển hóa do mất nước. Ngay khi dấu hiệu tiêu chảy xuất hiện, nếu được bù nước và điện giải kịp thời sẽ tránh được các tổn hại và không cần thiết phải dùng những biện pháp mạnh như truyền tĩnh mạch.

Thuốc sẽ có một số tác dụng phụ như nôn nhẹ, lượng natri huyết tăng, bù nước quá mức, hoặc có thể xảy ra tình trạng suy tim do bù nước quá mức, tuy nhiên các trường hợp này rất hiếm khi gặp.

Lưu ý khi bù điện giải chữa tiêu chảy ở trẻ em

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi sử dụng thuốc Oresol cần phải tuân theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Nếu pha quá đặc hoặc quá loãng sẽ khiến áp lực thẩm thấu của Oresol bị thay đổi dẫn đến tình trạng ruột không hấp thụ được nước mà còn khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn.

Sau 24h pha, lượng Oresol còn thừa phải được bỏ đi và pha gói mới vì thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 24h.

Pha dung dịch Oresol bằng nước để nguội, không dùng nước khoáng để pha vì trong nước khoáng có các ion điện giải sẽ làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải có trong dung dịch. Không được đun sôi dung dịch Oresol sau khi pha.

Trước khi uống, khuấy đều hoặc lắc kỹ dung dịch Oresol, pha xong cần uống ngay, uống càng nhiều nước càng tốt.

Không nên pha Oresol với sữa, canh hay nước trái cây như vậy sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Đối với trẻ bị mất nước nhẹ khi tiêu chảy, cần lưu ý khi sử dụng thuốc bù điện giải như sau:

Trẻ em dưới 2 tuổi: uống 50ml sau mỗi lần bị tiêu chảy, ngày uống từ 2-3 lần

Đối với trẻ từ 2-6 tuổi: uống từ 100ml/ lần, ngày uống từ 2-3 lần

Đối với trẻ từ 6- 10 tuổi: uống 150ml/ lần, ngày uống 2-3 lần

Đối với trẻ trên 10 tuổi: trẻ uống Oresol cho đến lúc hết cảm giác khát nước, uống theo nhu cầu, uống theo từng ngụm nhỏ. Nếu trong quá trình uống Oresol trẻ bị nôn, chờ khoảng 10 phút sau cho trẻ tiếp tục uống nhưng nên uống chậm lại

Đối với trẻ bị mất nước vừa khi bị tiêu chảy, cần lưu ý khi sử dụng thuốc bù điện giải như sau:

Trẻ dưới 5 kg: uống 200-400ml trong 4h

Trẻ có cân nặng từ 5- 7,9kg: uống 400-600ml trong vòng 4h

Trẻ có cân nặng từ 8-10,9kg: uống từ 600-800ml trong vòng 4h

Trẻ có cân nặng từ 11-15,9kh: uống từ 800-1200ml trong vòng 4h

Trẻ có cân nặng từ 16-19,9kg: uống từ 1200-2200ml trong 4h

Trẻ 30kg: uống từ 2200-4000ml trong 4h

Hoặc người lớn có thể áp dụng cách tính sau để biết được lượng uống Oresol phù hợp cho từng trẻ:

Số lượng Oresol (ml) uống trong 4h = cân nặng của trẻ (kg)x75ml

Lưu ý:

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, khi dùng thuốc Oresol phải cho uống bằng thìa nhỏ, uống từ từ. Với trẻ lớn có thể uống từng ngụm.

Nếu đang uống thuốc, trẻ bị nôn thì nên dừng khoảng 10 phút rồi sau đó cho trẻ uống chậm lại.

Ngừng việc dùng thuốc Oresol ngay lập tức nếu mi mắt trẻ sưng nề. Khi hết dấu hiệu này mới được dùng tiếp.

Nếu trẻ không đỡ sau 3 ngày dùng thuốc, hoặc có các dấu hiệu khác xuất hiện như đi ngoài nhiều hơn, nôn nhiều, trong phân có máu hoặc ăn uống kém đi thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Thuốc Oresol là một loại thuốc khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, bất cứ một loại thuốc nào cũng vậy, chúng đều sẽ có những tác dụng phụ nhất định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng Oresol để bù điện giải chữa tiêu chảy ở trẻ em cần phải tìm hiểu kỹ và cần cẩn thận khi cho trẻ uống để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất, thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....