Mất cân bằng giới tính: Để trở thành giáo viên trung lập về giới tính?

Thứ Sáu, 24/04/2020 04:02 PM (GMT+7)

Có lẽ điểm khác biệt quan trọng nhất ở những trường mầm non này là cách giáo viên đối xử với từng trẻ. Để giúp xác định bất kỳ sự thiên vị vô thức nào họ mắc phải khi tiếp xúc với các bé trai và bé gái, GV đã tự quay phim tương tác với trẻ và lưu ý cách họ phản ứng với các giới tính khác nhau.

thuy dien

“Sau khi chúng tôi quay phim và quan sát lẫn nhau, chúng tôi hiểu rằng, đó không phải là những đứa trẻ mà chúng tôi phải thay đổi, đó là chính chúng tôi. Khi bạn thay đổi bản thân và suy nghĩ cũng như mong đợi của bạn, bạn sẽ thấy những điều mới và bạn sẽ thấy rằng điều đó tốt hơn cho sự phát triển của trẻ em”, bà Rajalin nói với CNN.

Bà Rajalin tin rằng, định kiến giới hạn chế các cơ hội dành cho trẻ. Phương pháp giảng dạy trung lập về giới tính của bà bắt nguồn từ cái mà bà gọi là “toàn bộ cuộc sống” hay “vòng tròn cơ hội”. Vòng tròn này thường được chia thành hai vòng tròn - một cho bé trai và một cho bé gái. Thông qua giảng dạy trung lập về giới tính, bà Rajalin hy vọng sẽ mở ra vòng tròn cơ hội này cho tất cả trẻ em.

Sau một thời gian quan sát trường mầm non của Rajalin, Ben Kenward, một nhà nghiên cứu về tâm lý học tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển và Đại học Oxford Brookes ở Anh, nhận thấy những đứa trẻ này có xu hướng giảm bị ảnh hưởng bởi các định kiến giới, so với nhóm kiểm soát trẻ em từ một trường mầm non điển hình của Thụy Điển. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loại sư phạm này là một công cụ tốt”, Ben Kenward nói.

Dẫu vậy, chính sách trung lập về giới tính đã tạo ra nhiều chỉ trích trong những năm qua. Nhà tâm lý học và tác giả người Thụy Điển David Eberhard coi việc gọi trẻ em trai và trẻ em gái bằng một đại từ trung tính là “mù quáng trước những khác biệt sinh học”. “Đây là một hình thức tẩy não hoạt động khi những đứa trẻ còn nhỏ và trong thời gian ngắn chúng thích nghi với điều này, nhưng điều gì xảy ra khi chúng đi học ở những trường học thông thường?”, ông David Eberhard nói với CNN.

Ngược lại, bà Rajalin tin rằng rất nhiều lời chỉ trích là sai lầm, vì mọi người không hoàn toàn hiểu những gì họ đang cố gắng làm. “Chúng tôi không cố nói con gái nên là con trai hay con trai nên là con gái, chúng tôi chỉ muốn mỗi cá nhân đều có quyền trở thành con người mà họ muốn, bất kể giới tính” - bà Rajalin chia sẻ.

“Chúng tôi cố gắng loại bỏ các rào cản ngăn cản bé trai và bé gái làm những gì chúng muốn làm. Tất cả trẻ em đều có cơ hội như nhau để cảm nhận, thể hiện bản thân, thích màu gì chúng thích, chơi môn thể thao mà chúng muốn tham gia,... Chúng tôi không muốn giới hạn chúng”. Bà Lotta Rajalin.

Theo Báo GD&TĐ

Thế Thành

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...