Mất cân bằng giới tính: Hiện trạng phân biệt giới tính tại Ấn Độ

Thứ Bảy, 14/11/2020 08:13 AM (GMT+7)

Và việc "cầm tù" phụ nữ có kinh nguyệt chính là một trong những nạn phân biệt giới tính đó. Ở nơi đây, chỉ khoảng 20% phụ nữ được tiếp cận với vật dụng thiết yếu cho kì kinh nguyệt, còn những người còn lại họ không được giảng dạy về kiến thức sinh học. Khi đến kì kinh nguyệt, những người phụ nữ sẽ không được tiếp xúc với mọi người ngoài xã hội và đền thờ. 

dan-so-an-tuong-cua-an-do

Thậm chí, có những nơi, người phụ nữ đến chu kì sinh lý sẽ bị đuổi ra khỏi nhà, không được vào bếp, chạm vào đồ ăn vì họ cho rằng những người như vậy "không thuần khiết", nếu những người phụ nữ ấy chạm vào đồ ăn, tiếp xúc với mọi người, đền thờ thì được coi là "bị vấy bẩn".  Thậm chí, tại Sitatola - một ngôi làng ở bang Maharashtra, miền trung Ấn Độ còn dựng sẵn những túp lều tên là "gaokor",  làm nơi trú ngụ của những người phụ nữ đến kì kinh nguyệt. 

Các túp lều lỏng lẻo hoang sơ bị dột nát khi mùa mưa đến, được dựng gần bìa rừng, người phụ nữ khi đến kì kinh nguyệt sẽ phải di chuyển đến những "gaokor" như thế và người nhà sẽ đưa đồ ăn đến đó. Họ bị cầm tù cho đến khi chu kì sinh lý đi qua, vào ban đêm, họ đều nơm nớp lo sợ với thú dữ từ rừng hoặc bị bắt cóc, hiếp dâm. Đã có một số người phụ nữ bị rắn cắn chết khi đang ngủ ở "gaokor".

Poornima Javardhan (25 tuổi) cảm thấy sợ hãi và lo lắng vì mỗi tháng đều phải đến ở "gaokor" 5 ngày. Có hơn 200 "gaokor" như vậy quanh khu vực này và tất cả đều rất đơn sơ. Nơi đây, những người phụ nữ sẽ tự trải tấm đệm để nằm ngủ dưới sàn nhà, vì bị cho là vấy bẩn thức ăn nên các "gaokor" sẽ không có bếp, mà chỉ được xây dựng thêm một nhà tắm đơn sơ bằng tre để khi hết chu kì kinh nguyệt, họ sẽ tắm rửa thật sạch sẽ mới được về nhà. 

Tập tục xua đuổi phụ nữ và bé gái khi đến kì kinh nguyệt phổ biến nhất trong các tộc người Gonds và Madiya. Gonds là nhóm bản địa lớn nhất ở miền Trung Ấn Độ và đến từ các bang Maharashtra, Chhattisgarh, Andhra Pradesh và Orissa.  Những bé gái sẽ phải nghỉ học khi họ đến kì kinh nguyệt. Ước tính khoảng 23% bé gái phải bỏ học hẳn khi dậy thì tại Ấn Độ. Đến kì kinh nguyệt, các bé gái phải bỏ lỡ các bài kiểm tra của mình, vì vậy có rất ít bé gái trong khu vực này học trên trung học.

Bé Sangita Kumra (14 tuổi) nói: "Con không muốn đến "gaokor" ở khi đến kì sinh lý nhưng vẫn may mắn vì tại đây có rất nhiều người như con, con không phải sống ở "gaokor" một mình. Mẹ con nói với con rằng đây là phong tục và tất cả phải thực hiện theo".  Satisheela Haridas (23 tuổi) đến từ Sitatola (Ấn Độ) cũng phải cam chịu số phận của mình: "Tôi cảm thấy vô cùng tồi tệ vì không thể chạm vào các dụng cụ trong nhà bếp của mình. Nhưng tôi có thể làm gì khác? Chúng tôi phải tuân theo truyền thống và phong tục của mình. Hầu hết thời gian chúng tôi chỉ ngồi và nói chuyện trong "gaokor" bởi vì khi chúng tôi chạm vào cái gì thì đều bị cho là vấy bẩn nó".

Phương Dung

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...