Mất cân bằng giới tính: Học sinh “đói” thông tin

Thứ Tư, 20/11/2019 10:35 AM (GMT+7)

Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thanh Nga, ở những tiết học có nội dung nói về giáo dục giới tính hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục thì gần như giáo viên đều nói học sinh về nhà tự tìm hiểu trong sách giáo khoa. 

Hành động này xuất phát từ sự rụt rè, né tránh các vấn đề nhạy cảm của người học và người dạy trên bục giảng. Chính những mầm mống coi nhẹ ấy mà biết bao sự vụ xâm hại tình dục kéo dài trong bóng tối và những tên “yêu râu xanh" đáng sợ vẫn núp bóng người tử tế để lợi dụng các em nhỏ.

giao duc gioi tinh

Giáo dục giới tính sớm giúp phòng tránh những xâm hại tình dục đáng tiếc xảy ra trong môi trường học đường.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nga nhiều lần rơi nước mắt khi nghe những câu chuyện thương tâm theo kiểu “sự đã rồi” của các nạn nhân nhí. Chị nhận ra các em rất “đói” thông tin về giáo dục giới tính, sinh sản dù được tiếp cận và đọc rất nhiều từ điện thoại, máy tính và sách mỗi ngày. 90% học sinh vẫn rất mơ hồ và không thể kể cụ thể một hành vi như thế nào là xâm hại tình dục.

Chị Nga từng gặp trường hợp về cô bé hàng xóm không thể qua học phần bơi lội trong môn thể dục lớp 10, vì sợ tinh trùng của bạn trai bò dưới nước sang “tấn công”. Em được học rằng tinh trùng kết hợp với trứng sẽ có thai nhưng điều đó diễn ra thế nào lại mù tịt do được học chưa đến nơi, dạy theo kiểu “tự nghiên cứu” nên dẫn đến việc các em bị ngộ nhận và cực kỹ ngây ngô.

Câu chuyện đó dù nực cười nhưng đủ để chúng ta thấy lo lắng khi lẽ ra các em phải được trang bị các kiến thức từ sớm, nhưng lại dạy kiểu “chạy theo”. Khi phát hiện trẻ có vấn đề hay sự việc đã rồi mới bắt đầu mời chuyên gia về tư vấn, chia sẻ “chạy”, mà chạy cũng không đúng cách. Những lúc như vậy các chuyên gia chỉ biết lắc đầu mà trách các bậc làm cha mẹ, làm thầy cô của các em.

Theo cô giáo Lê Thị Hằng, trường Tiểu học Đoàn kết (Hà Nội), việc giáo dục giới tính trong sách giáo khoa phổ thông chưa đáp ứng kịp độ tuổi cũng như nhu cầu thực tế. Nội dung còn nặng về lý thuyết, kiến thức mà quên việc trang bị cho các em kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình, nên dù biết nhiều nhưng các em vẫn gánh hậu quả tiếc.

"Tôi cho rằng việc đưa giáo dục giới tính vào sách giáo khoa lớp 5 hay lớp 9 cũng đều là quá muộn. Rất nhiều cháu dậy thì được vài năm rồi mới được học chương trình giới tính. Chưa kể là nội dung chương trình còn nhiều bất cập.

Chương trình Giới tính lớp 5 có những mục như: Sự sinh sản; nam hay nữ; cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào; cần làm gì để cả mẹ và bé đều khỏe; từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì; từ tuổi vị thành niên đến tuổi già; vệ sinh ở tuổi dậy thì... Trong khi đó, những nội dung như xuất tinh, mộng tinh, di tinh hay thủ dâm, nguyệt san, giới tính thứ ba… và đặc biệt quan trọng là nội dung phòng tránh và ứng phó khi bị xâm hại lại không có", cô Hằng dẫn chứng.

Bác sĩ Phạm Vũ Thiên, Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe dân số, Bộ Y tế cho biết, nội dung giáo dục giới tính chưa được tách bạch thành môn học hoặc chương trình chuyên biệt mà vẫn còn lồng ghép vào các bộ môn khác như “sức khỏe” hay “sinh học”. Nội dung mang tính “cưỡi ngựa xem hoa” hơn là giáo dục cả về mặt tâm lý lẫn kỹ năng cho học sinh

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...