Mất cân bằng giới tính: Làng của những phụ nữ không tử cung

Thứ Năm, 08/10/2020 08:13 AM (GMT+7)

Phần lớn phụ nữ, đặc biệt là những người từ các gia đình nghèo, không có trình độ học vấn, họ buộc phải đưa ra lựa chọn để giải quyết vấn đề kinh nguyệt. Ở miền Tây bang Maharashtra, Ấn Độ - nơi có nhiều phụ nữ trẻ phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung của mình. Họ làm điều này là để mưu sinh và không bị kì thị. 

Những người phụ nữ ở đây, đều là công nhân thu hoạch mía. Mỗi năm, hàng chục ngàn gia đình nghèo từ các quận Beed, Osmanabad, Sangli và Solapur (Ấn Độ) sẽ di cư đến các quận phía Tây nơi trù phú hơn - được gọi là "vành đai đường" để làm việc trong sáu tháng để thu hoạch mía thuê. 

Khi đó, những người phụ nữ nghèo này sẽ là những nô lệ cho bọn chủ thầu mía, tên chủ sẽ dùng mọi cách để vắt kiệt sức lao động của họ. Những người chủ thầu không muốn thuê phụ nữ có kinh nguyệt vì sợ những công nhân của mình sẽ giảm năng suất làm việc trong ngày sinh lý đến. 

Điều kiện sống tại nơi làm việc của những công nhân nghèo rất khổ cực, họ sống trong những túp lều gần cánh đồng mía, không có nhà vệ sinh và vì việc thu hoạch đôi khi phải thực hiện ngay cả vào ban đêm, không có thời gian cố định để ngủ hoặc thức dậy nên rất khổ sở cho người phụ nữ. 

Do điều kiện vệ sinh kém, nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng, các bác sĩ vô đạo đức thì chẩn đoán và phẫu thuật cho những người phụ nữ này mặc dù bệnh họ rất nhẹ, chỉ cần một vài liều thuốc là khỏi. Sức khoẻ của những người phụ nữ ở đây dần yếu đi vì các cuộc phẫu thuật vô nhân đạo. 

Hầu hết phụ nữ ở những khu vực này đều là vấn nạn của tảo hôn, nhiều người có hai đến ba con khi họ mới bước sang tuổi 20 và họ nghĩ tử cung của mình đã hoàn thành xong nhiệm vụ nên quyết định cắt bỏ nó.  Các bác sĩ vô nhân đạo thì không nói cho họ những tác hại, sự thay đổi khi không có tử cung mà sẽ phẫu thuật luôn cho họ, những người phụ nữ này sẵn sàng cắt bỏ tử cung vì công việc, tránh ánh mắt kì thị của người khác. Điều này đã biến một số ngôi làng trong khu vực thành "làng của những phụ nữ không tử cung". 

Sau khi vấn đề này được đề cập tại hội nghị nhà nước bởi nhà lập pháp Neelam Gorhe, Bộ trưởng Y tế Maharashtra Eknath Shinde thừa nhận rằng đã có 4.605 ca cắt tử cung ở quận Beed (Ấn Độ) trong ba năm gần đây. Ở quận Beed (Ấn Độ) cứ từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, 80% dân làng di cư đến làm việc trên cánh đồng mía và đa số những phụ nữ ở đây đã cắt bỏ tử cung của mình trong khi họ chỉ từ 20-40 tuổi. Nhiều phụ nữ đã nói rằng sức khỏe của họ bị suy giảm khi phải trải qua phẫu thuật. 

Một người phụ nữ đã nói về "cơn đau dai dẳng ở lưng, cổ và đầu gối", mỗi khi thức dậy vào buổi sáng thì "bàn tay, mặt và chân bị sưng". Một người khác phàn nàn về việc "chóng mặt liên tục", vì thế cô không thể đi bộ ngay cả khi khoảng cách rất ngắn. Kết quả là những người phụ nữ ấy đều không còn sức khoẻ để làm việc. 

Ở miền Nam bang Tamil Nadu (Ấn Độ) cũng thảm khốc không kém. Phụ nữ làm việc trong ngành may mặc trị giá hàng tỉ đô la đang bị bắt uống những loại thuốc không nhãn mác để họ không bị mất năng suất trong kì kinh nguyệt. 

Theo Tổ chức Thomson Reuters Foundation, dựa trên các cuộc phỏng vấn với khoảng 100 phụ nữ, các loại thuốc này hiếm khi được cung cấp bởi các chuyên gia y tế. Các nữ công nhân ở đây đều không được biết tên của loại thuốc hay cảnh báo về tác dụng phụ của loại thuốc đó. Nhiều nữ công nhân cho rằng, khi uống loại thuốc này họ đã bị trầm cảm, nhiễm trùng đường tiết niệu, u xơ và sẩy thai. 

Các báo cáo buộc chính quyền phải hành động, Ủy ban phụ nữ quốc gia đã miêu tả tình trạng của phụ nữ ở Maharashtra là "thảm hại và khốn khổ", yêu cầu chính quyền bang ngăn chặn những "hành động tàn bạo" đó trong tương lai. Tại Tamil Nadu, chính phủ hứa rằng sẽ chú tâm theo dõi sức khỏe của các nữ công nhân hơn.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...