Một số chứng bệnh thường gặp khi mang thai

Thứ Năm, 14/07/2022 09:37 PM (GMT+7)

Người mẹ có thể đối đầu với rất nhiều rắc rối như: ốm nghén, chán ăn, choáng váng, tay chân sưng phù,… và những thay đổi bất thường khác của cơ thể từ khi mang thai cho đến lúc sinh con. Hãy chuẩn bị cho mình kiến thức cơ bản về những chứng bệnh thông thường trong quá trình mang thai dưới đây:

Chứng táo bón

Kích thích tố progesterone trong quá trình mang thai sẽ làm chùng giãn các cơ ruột khiến nhu động ruột giảm đi và gây chứng táo bón. Bạn sẽ phải vất vả với việc đi tiêu phân khô, cứng và số lần đi ít hơn thường lệ.

Giải pháp: Nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước.

Tập đi cầu bất cứ lúc nào bạn cảm thấy có nhu cầu, đừng nín nhịn.

Tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước.

Uống thuốc có bổ sung chất sắt đã được bác sĩ kê toa sau mỗi bữa ăn và quan trọng là hãy uống thật nhiều nước. Khám bác sĩ nếu chứng táo bón kéo dài.

bau-bi-tao-bon-nen-an-gi-mama-maia-spa-1-600x400

Choáng váng

Trong quá trình mang thai, huyết áp luôn thấp hơn bình thường, điều này khiến bạn luôn cảm thấy choáng váng, muốn xỉu bất cứ lúc nào.

Giải pháp: Hãy chậm rãi, từ từ ngồi dậy mỗi khi bước xuống giường hoặc bồn tắm. Nếu mệt bất thình lình, hãy ngồi hoặc nằm lên một chiếc gối mềm cho đến khi thấy thăng bằng hơn.

bà-bau-mat-ngu-lam-sao-de-cai-thien

Chứng khó thở

Vào cuối thai kỳ, khi sức ép của thai nhi đặt lên cơ hoành thì việc bạn khó thở là hoàn toàn bình thường. Khoảng một tháng trước khi sinh, chứng khó thở này sẽ giảm đi khá nhiều.

Tuy nhiên bạn cũng cần để ý đến lượng máu trong cơ thể mình bởi vì thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.

Giải pháp: Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Mỗi khi khó thở, hãy tập động tác ngồi chồm hổm và thở sâu, từ từ. Kê thêm một cái gối khi ngủ cho dễ thở.

Ợ chua

Khi mang thai, do biến động về mặt kích thích tố, dịch vị chua trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản, điều này khiến bạn rất khó chịu, thậm chí còn cảm thấy đau rát nơi lồng ngực. 

Giải pháp: Buổi tối, hãy uống một ly sữa nóng, gối cao thêm một chiếc gối và khám bác sĩ để được hỗ trợ thuốc chống dư acid.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....