Người bị bệnh đái tháo đường có nên ăn tôm, cua không?

Chủ Nhật, 13/10/2019 04:12 PM (GMT+7)

Trên thực tế, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn tôm với lượng vừa phải. Dưới đây là một số lợi ích của tôm cho người bệnh đái tháo đường, cũng như một vài điều bạn cần lưu ý khi ăn tôm để kiểm soát đường huyết tốt hơn: 

nguoi-benh-dai-thao-duong-co-an-duoc-tom-khong

Lợi ích của tôm cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường thường gặp khó khăn trong việc trong việc xử lý đường huyết. Nguyên nhân là bởi cơ thể không sản sinh đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insulin - hormone phụ trách việc đưa đường glucose vào các tế bào. Về lâu dài, điều này có thể khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát.

Ăn tôm ở lượng vừa phải giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơnMột yếu tố góp phần khiến đường huyết tăng cao là do màng tế bào bị cứng lại do acid béo omega-3 lành mạnh bị thay thế bởi các chất béo chuyển hóa. Ăn tôm có thể giúp khắc phục tình trạng này, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Tôm giàu protein, ít chất béo: 85gr tôm chỉ chứa 84 calorie. Trong đó, 10% lượng calorie tới từ chất béo và 90% còn lại tới từ protein.

Tôm giàu acid béo omega-3 dễ hấp thụ: Acid béo omega-3 trong tôm được cơ thể hấp thụ dễ dàng, từ đó giúp khôi phục cấu trúc của màng tế bào trong cơ thể.

Trên thực tế, acid béo omega-3 có nguồn gốc động vật được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn nhiều so với acid béo omega-3 có nguồn gốc thực vật. Nguyên nhân là bởi cơ thể sẽ phải chuyển đổi acid béo omega-3 có nguồn gốc thực vật trước khi có thể hấp thụ chúng. Không may là tỷ lệ chuyển đổi thành công khá thấp, chỉ khoảng 1/10 và tỷ lệ này còn thấp hơn nữa ở người bệnh đái tháo đường.

Chưa hết, acid béo omega-3 trong tôm được đánh giá tốt hơn so với acid béo omega-3 trong nhiều loại cá béo. Nguyên nhân là do cấu trúc phân tử của acid béo omega-3 trong tôm được các tế bào trong cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

Người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn tôm với lượng vừa phải

Dù tôm có nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường, bạn vẫn không nên ăn quá nhiều tôm vì chúng có hàm lượng cholesterol khá cao. Cụ thể, 99gr tôm có chứa 200mg cholesterol, mức khuyên nghị hàng ngày cho những người có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, trong đó có người bệnh đái tháo đường.

Do đó, để có chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn tôm 1 lần mỗi 1 - 2 tuần. Mỗi lần bạn có thể ăn từ 85 - 113gr tôm.

Bạn cũng nên tránh chế biến tôm bằng cách chiên, xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy ăn tôm hấp, nướng… để kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn.

Tiểu đường có ăn được cua không? 

Theo một nghiên cứu tại nước Anh, ăn các loại cá thường xuyên giúp bảo vệ bệnh nhân chống lại đái tháo đường type 2, nhưng tôm, cua hay ốc có thể gây tác dụng ngược lại. Những số liệu ghi nhận được cho thấy, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở người có sở thích ăn các loại hải sản có vỏ này tăng khoảng 36%.

Thực tế, không phải vì bản thân các loại hải sản này có hại, nhưng là vì cách chế biến thông thường của chúng không tốt cho người bị tiểu đường. Chúng ta vẫn hay dùng tôm, cua hoặc ốc với rất nhiều đường, dầu mỡ, sốt bơ, phô mai hoặc mayonnaise. Đây là những loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol rất cao, và đó chính là nguyên do làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Vì thế, tiểu đường có ăn được cua không hay tiểu đường có ăn được hải sản không tùy thuộc vào cách chế biến lành mạnh và khoa học. Hãy thử nêm lá nguyệt quế như một gia vị để món ăn càng hấp dẫn hơn thay vì chỉ dùng muối. Tuy nhiên, thách thức của việc tách được phần thịt ra khỏi các loài động vật có vỏ cứng như cua hay tôm hùm cũng gây ra nhiều phiền hà và khó khăn cho những ai muốn tự làm ra món hải sản tốt cho bệnh đái tháo đường.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...