Nguyên nhân dẫn đến rạn da ở tuổi dậy thì

Thứ Sáu, 05/08/2022 09:16 PM (GMT+7)

Rạn da xảy ra khi các mô dưới da bị kéo căng do cơ thể phát triển hoặc tăng cân nhanh chóng. Tình trạng rạn da thường xảy ra nhiều ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hiện nay ngay cả thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì cũng có thể mắc phải tình trạng này.

Nguyên nhân dẫn đến rạn da ở tuổi dậy thì

Rạn da là một hiện tượng bình thường của tuổi dậy thì, xảy ra ở cả nam và nữ. Tuổi dậy thì thường khiến cho một người phát triển hoặc tăng cân nhanh chóng, làm xuất hiện các vết rạn da trên cơ thể. Hầu hết, các vết rạn da ở nữ giới đang dậy thì thường tập chung chủ yếu ở các bộ phận như ngực, đùi, hông và mông. Các bé trai cũng có thể bị rạn da ở những khu vực đó, đặc biệt nếu trẻ bị béo phì, hoặc trẻ tập nâng tạ thường xuyên để phát triển cơ bắt nhanh chóng lớn hơn. Trong đó, nguy cơ rạn da ở nữ giới thường có xu hướng cao hơn so với nam giới.

ran-da-chan-1

Rạn da xảy ra trong độ tuổi dậy thì có thể do những nguyên nhân sau đây:

- Cấu trúc da mỏng và khô: Các chuyên gia da liễu cho biết, người có cấu trúc da mỏng và khô thường dễ hình thành vết rạn và mức độ tổn thương da thường nghiêm trọng hơn người thuộc nhóm da dầu.

- Tăng cân và phát triển chiều cao: Ngoài việc hoàn thiện các cơ quan, dậy thì cũng là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao và cân nặng. Tình trạng này khiến làn da bị kéo giãn quá mức trong một thời gian ngắn và tạo điều kiện cho vết rạn hình thành.

- Sử dụng thuốc điều trị: Trường hợp sử dụng thuốc hoặc kem chứa corticoid có thể làm tăng nguy cơ bị rạn da. Hoạt chất corticoid có thể làm giảm collagen khiến da dễ bị teo và hình thành vết rạn.

lam-dung-thuoc-tay

- Nồng độ hormone tăng lên nhanh chóng: Dậy thì là giai đoạn cơ thể sản xuất ra lượng hormone cao nhằm phát triển tuyến lông, vú và hoàn thiện cấu trúc của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên nồng độ hormone cao có thể khiến da mất đàn hồi và xuất hiện vết rạn.

- Di truyền: Nếu có người thân cận huyết bị chứng rạn da khi dậy thì, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Các chuyên gia cho biết, di truyền bao gồm nhiều các yếu tố như cấu trúc da, độ săn chắc của da, nồng độ nội tiết,…

Phòng ngừa rạn da ở tuổi dậy thì bằng cách nào?

So với rạn da khi mang thai, rạn da ở độ tuổi dậy thì có mức độ nhẹ hơn và có thể hạn chế nếu chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Để thực hiện được điều này, các bạn trẻ nên chú trọng chăm sóc cơ thể của mình thật tốt. Điều này thường bao gồm ăn uống lành mạnh, năng động, chăm sóc da và chống nắng đầy đủ. 

Như đã đề cập, vết rạn thường có xu hướng hình thành ở những người có làn da khô. Hơn nữa tình trạng da khô ráp còn dễ tạo điều kiện cho da chảy xệ và hình thành nếp nhăn. Do đó khi bước vào độ tuổi dậy thì, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng thể dịu nhẹ để duy trì độ ẩm cho da. Da có đủ độ ẩm sẽ hạn chế được nguy cơ tổn thương và hình thành vết rạn.

Bạn nên thường xuyên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày. Đây không chỉ là một biện pháp giảm cân lành mạnh, giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối, đẩy lùi bệnh tật mà nó còn giúp tăng độ đàn hồi cho da, giúp da trở nên săn chắc hơn. Nhờ đó mà hạn chế được sự xuất hiện của các vết rạn da xấu xí trên cơ thể.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....