Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai

Thứ Bảy, 10/09/2022 11:56 PM (GMT+7)

Đau hông có thể xuất hiện ở vùng bên hoặc ở phía sau của vùng hông. Triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai và mức độ đau cũng tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.

Đau hông khi mang thai

Đau hông trong quá trình mang thai là tình trạng rất thường gặp. Cơn đau thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Tuy nhiên, nó cũng có thể bắt đầu sớm ở tam cá nguyệt thứ nhất.

Thống kê cho thấy, khoảng 32% phụ nữ mang thai báo cáo tình trạng đau hông tại một vài thời điểm trong quá trình mang thai. Cơn đau có thể tập trung ở vùng bên hông hoặc phía sau vùng hông, hoặc ở vùng khung chậu nói chung. Tính chất đau có thể là đau nhói, đau âm ỉ. Cơn đau xuất hiện dần dần hoặc đột ngột.

Khớp hông là một khớp lớn trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc chịu sức nặng của cơ thể, cũng như sự chuyển động của cơ thể. Vì vậy, việc đứng trong thời gian dài, ngồi hoặc nằm ở một vài tư thế có thể làm nặng thêm triệu chứng đau hông khi mang thai.

dau-hong-khi-mang-thai-thang-cuoi

Nguyên nhân gây ra đau hông khi mang thai

  • Tăng cân

Khi trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường có xu hướng tăng cân vào những tháng gần cuối thai kỳ do trọng lượng của thai nhi ngày càng tăng lên. Điều này gây ra áp lực lên xương và khớp khiến cho mẹ bầu dễ bị đau hông.

  • Đau thần kinh tọa 

Hai dây thần kinh tọa ở bên trong cơ thể đều xuất phát từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Do đó, khi mang thai tử cung sẽ gây ra áp lực lên 2 dây thần kinh kèm theo cảm giác tê bì và đau ở một số bộ phận như đùi, mông, hông.

  • Loãng xương thoáng qua

Giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có thể xuất hiện tình trạng loãng xương thoáng qua, làm suy giảm mật độ xương tạm thời ở phần trên của xương đùi. Điều này sẽ gây ra hiện tượng các cơn đau hông xuất hiện bất ngờ.

  • Hormone relaxin 

Relaxin là một loại hormone tăng trưởng nhanh chóng ở bên trong thai kỳ với chức năng làm nới lỏng các khớp để cho xương chậu của thai phụ được nới rộng ra nhằm hỗ trợ quá trình em bé chui qua khi chuyển dạ. Tuy nhiên, relaxin lại gây ra tác động xấu đến các khớp khác ở bên trong cơ thể của mẹ bầu, trong đó có khớp hông. Khi nới lỏng khớp ra sẽ làm cho dây thần kinh bị chèn ép, lúc này, khi xương di chuyển sẽ làm cho các mẹ bầu bị đau hông khi mang thai. 

  • Sai tư thế

Khi bước vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, em bé lớn lên nhiều sẽ khiến cho bụng của mẹ to ra và làm cho cơ thể mất cân bằng. Khi đứng lên, đi lại hoặc ngồi xuống, nếu như mẹ không cẩn thận và vận động sai tư thế sẽ khiến cho xương hông phải chịu áp lực nặng nề, từ đó gây ra cơn đau kéo dài.

ba-bau-nam-nghieng-ben-phai-co-sao-khong-a4-1510832275-250-width600height424

Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Mặc dù đau hông khi mang thai có thể bình thường nhưng nếu cơn đau đang cản trở cuộc sống hằng ngày thì bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, hãy chú ý. Đau và đặc biệt kèm theo các cơn co thắt có thể là dấu hiệu của sinh non. Các cơn co thắt có thể cảm giác như bị co thắt dạ dày, cách nhau 10 đến 12 phút hoặc gần hơn. Một dấu hiệu khác là dịch tiết âm đạo, màu hồng hoặc nâu.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....