Nguyên nhân gốc rễ dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh là sự bất bình đẳng giới.

Thứ Năm, 29/11/2018 10:48 AM (GMT+7)

Trong ngày 29 Tổng cục Dân số ( Bộ Y Tế) phối hợp với Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của Liên minh châu Âu EU cho Y tế tổ chức hội thảo “Hướng dẫn lồng ghép nội dung kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trong hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư”.

 

Trong ngày 29 Tổng cục Dân số ( Bộ Y Tế) phối hợp với Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của Liên minh châu Âu EU cho Y tế tổ chức hội thảo “Hướng dẫn lồng ghép nội dung kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trong hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư”.

 Theo tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 1999, tỷ số giới tính khi sinh của nước ta là 107 nhưng năm 2006 đã tăng lên 110 và năm 2016 là 112,2. Đáng chú ý là tình trạng này đang lan rộng. Năm 2009 cả nước có 45/63 tỉnh MCBGTKS thì năm 2015 có tới 55/63 tỉnh. Nếu không có sự can thiệp tích cực thì tỷ số giới tính khi sinh của nước ta sẽ tiếp tục tăng lên 125 bé trai/100 bé gái vào năm 2020 và tiếp tục duy trì đến năm 2050.

 Hương ước, quy ước gồm những điều về nhiều mặt của đời sống làng xã: sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội, bảo vệ an ninh, thờ cúng, khuyến học, đảm bảo nghĩa vụ với nhà nước, giữ gìn, bảo tồn văn hoá dân tộc đã được tuân thủ qua nhiều thế hệ.

Sử dụng hương ước, quy ước để điều chỉnh các hành vi trong lĩnh vực Dân số không phải là mới. Qua quá trình thực hiện, các hương ước và quy ước có lồng ghép nội dung thực hiện chính sách DS-KHHGĐ đã tác động đến tư tưởng, nhận thức của nhân dân về việc hạn chế sinh con thứ 3 trở lên, góp phần sớm đạt được mục tiêu của chính sách DS- KHHGĐ.

Từ đó có thể thấy rằng việc đưa nội dung về kiểm soát MCBGTKS vào hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư là cần thiết. Góp phần đạt được mục tiêu “đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên” mà Nghị quyết 21 đã đề ra.

Nguyễn Đắc Xuân

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...